NGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG

NGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG

Bạn thấy mình bị nghe kem đi? 

 

 

NGHE KÉM (ĐIẾC) TRONG CUỘC SỐNG

 

Bình thường chúng ta nghe như thế nào?

Tai ngoài của chúng ta (bao gồm vành tai, ống tai) có nhiệm vụ thu âm thanh môi trường và dội vào tai giữa, âm thanh đó được khuếch đại nhờ sự rung động của màng nhĩ và chuỗi xương con rồi sau đó truyền thằng vào tai trong.

NGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG

Quá trình nghe

Bên trong tai trong chứa các dịch lỏng , chúng chuyển động và kích thích các tế bào lông ốc tai hoạt động phân tích những tín hiệu âm thanh này thành các xung điện sau đó truyền đến dây thần kinh thính giác và não bộ sẽ tiếp nhận những thông tin này.

Khái niệm và dấu hiệu nghe kém (điếc)?

Khái niệm nghe kém (điếc)?

Người bị nghe kém (điếc) là người không có khả năng nghe một cách rõ ràng như người bình thường. Họ có thể chỉ nghe được tiếng nói lớn hoặc các từ thét lên và có thể phải quan sát khẩu hình miệng để giao tiếp.

Có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai.

NGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG

Dấu hiệu nghe kem (điếc)

Dấu hiệu nghe kém (điếc)?

 Với người lớn :
  •  Cảm thấy tiếng nói và những âm thanh xung quanh bị bóp nghẹt
  • Không định hướng được nguồn âm thanh nhất là ở chỗ ồn ào hoặc đông người
  • Người khác phải nói chậm, rõ và to hoặc thậm chí phải quan sát khẩu hình miệng mới hiểu được họ đang nói gì.
  • Vặn to mức âm lượng của thiết bị điện tử ( tivi, đài, điện thoại,….)
  • Không tự tin để giao tiếp do không thể nghe rõ
Với trẻ em :
  • Không giật mình khi nghe phải âm thanh lớn
  • Không xoay đầu hay hướng mắt về nơi phát ra âm thanh mà trẻ không nhìn thấy
  • Không hứng thú với những đồ chơi lúc lắc hay những đồ chơi có tiếng.
  • Trẻ hay ngơ ngác khi nói chuyện, thường xuyên phải hỏi lại câu hỏi hoặc phải nhìn miệng để đoán từ.
  • Chậm nói, nói ngọng hoặc không nói gì.

Nguyên nhân và các dạng nghe kém (điếc)

  • Tại sao chúng ta lại bị nghe kém (điếc)?

NGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG

Nguyên nhân nghe kem (điếc)

Hiện nay nghe kém đã trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến ngang với bệnh khớp và bệnh tim mạch.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực. Chúng ta có thể gặp bất kỳ ở độ tuổi trưởng thành, hay một đứa trẻ sơ sinh bị nghe kém bẩm sinh từ trong bụng mẹ. Trong quá trình mang thai và sinh nở cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác; yếu tố về gen; khi ra đời rồi cũng có rất nhiều yếu tố đe dọa đến thính giác sau này; cũng đều có thể là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực.

Nghe kém có thể diễn ra đột ngột hoặc từ từ, từng đợt hoặc liên tục. Tùy theo nguyên nhân có thể bị suy giảm tạm thời hoặc lâu dài.

Các nguyên nhân thường gặp của suy giảm sức nghe ở người lớn bao gồm:
  • Do tuổi cao và  tiếng ồn. Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn (nghe nhạc với âm lượng lớn, làm việc trong môi trường ồn như công trường hoặc xưởng máy…) làm các cơ quan nghe ở tai bị tổn thương và gây ra suy giảm thính lực từ từ.
  • Đôi khi trong trường hợp bạn nghe phải một âm thanh quá lớn (ví dụ: chịu sức ép bom…) hoặc bệnh lý ù tai có thể gây ra nghe kém đột ngột. Ngoài ra tuổi tác cũng làm lão hóa các cơ quan nghe ở tai trong, gây ra suy giảm thính lực từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

NGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG

Tiếp xúc tiếng ồn thường xuyên

Suy giảm thính lực ở người lớn cũng có thể gặp do các nguyên nhân khác như: nút ráy tai, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, các bệnh lý viêm nhiễm ở tai, thủng màng nhĩ, các khối u tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong

Sử dụng các thuốc có độc tính cho tai (ví dụ kháng sinh nhóm aminosid như Gentamycin, Streptomycin; hóa chất điều trị ung thư như Cisplatin,…) v.v…

  • Tác hại :

    Suy giảm thính lực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Mất thính giác có thể cho cuộc trò chuyện trở nên khó khăn, có thể dễ dẫn đến trầm cảm, cảm thấy bị cô lập, suy giảm nhận thức.

  • Các dạng nghe kém (điếc):NGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG

Dạng nghe kem được phân loại dựa theo vị trí tổn thương trong tai.

 

Nghe kém (điếc) dẫn truyền

Xảy ra khi mà âm thanh truyền từ ống tai ngoài vào màng nhĩ và các chuỗi xương con của tai giữa không đạt được hiệu quả. Một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

  • Do di truyền (bẩm sinh), khi tai ngoài hay tai giữa không phát triển như bình thường.
  • Do trong ống tai ngoài có quá nhiều ráy tai hay có những vật thể lạ.
  • Do bị nhiễm trùng tai ngoài.
  • Có dịch thường xuyên ở tai hoặc tai giữa bị nhiễm trùng (viêm tai giữa). Bị thủng màng nhĩ.

NGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG

Viêm tai – thủng màng nhĩ

Thông thường người nghe kém (điếc) dẫn truyền sẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ tai mũi họng (uống thuốc, phẫu thuật,..) và sau khi điều trị thì sẽ đo lại thính lực để xem sức nghe có trở về bình thường hay không.

Nghe kém (điếc) tiếp nhận

Là khi tổn thương xảy ra ở bộ phận thần kinh. Nó được xác định do tổn thương của tai trong (ốc tai) hay có thể do thần kinh thính giác truyền từ tai trong đến não.

Những nguyên nhân gây ra nghe kém (điếc) tiếp nhận bao gồm:

  • Do di truyền.
  • Do nhiễm các virut như rubella, bệnh sởi, quai bị và cytomegalo virus.
  • Do các rủi ro trong quá trình sinh nở.
  • Biến chứng trong quá trình mang thai
  • Do tổn thương lâu dài khi tiếp xúc trực tiếp với các tiếng ồn quá lớn và được xác định như một dạng điếc nghề nghiệp.
  • Đã phẫu thuật như cắt bỏ u dây thần kinh thính giác.
  • Bệnh lý về hệ tuần hoàn.
  • Ngộ độc thuốc…

Nghe kém (điếc) tiếp nhận thường ở  mức độ nặng, sâu không chữa và rất hiếm khi có thể điều trị được bằng thuốc. Những trường hợp này thường sẽ phải can thiệp thiết bị trợ thính (đeo máy trợ thính hoặc cấy ghép ốc tai điện tử) mới có thể khôi phục lại hoạt động của thần kinh thính giác và nghe hiểu được.

Nghe kém (điếc) hỗn hợp

Đây là một dạng nghe kém khi mà vấn đề nằm ở cả đường dẫn truyền âm thanh: tại ngoài, tai giữa và tai trong (ốc tai) hoặc tại dây thần kinh thính giác.

Với những trường hợp này thì BN sẽ cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ về điều trị bệnh lý tai giữa trước khi quyết định việc can thiệp thiết bị trợ thính.

Tham khảo thêm tại đây:http://www.camnangbenh.com/nghe-kem/

Hoặc https://thietbitrothinh.net/nghe-kem-trong-cuoc-song/

 

Previous articleKINH NGHIỆM LỰA CHỌN MÁY TRỢ THÍNH
Next articleNGHE KÉM (ĐIẾC) – CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP