NGHE KÉM (ĐIẾC) – CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP

Chẩn đoán nghe kem (diec)

Chẩn đoán nghe kem (diec)

CHẨN ĐOÁN NGHE KÉM (ĐIẾC)

1. Các mức độ nghe kém (điếc) :

NGHE KÉM (ĐIẾC) - CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆPCac muc do nghe kem (diec)

  • Nghe bình thường : 0 – 20dB (có thể nghe được cả giọng nói thầm)
  • Nghe kém (điếc) nhẹ: 25 – 40dB (thường chỉ nghe được bình thường trong phạm vi 1-2 mét)
  • Nghe kém (điếc) trung bình: 45 – 70dB (bắt đầu phải quan sát khẩu hình miệng và nghe người khác nói lớn hơn so với bình thường từ 1-2m trở lên)
  • Nghe kém (điếc) nặng: 75 – 90dB (chỉ có thể nghe khi nói thật lớn vào tai)
  • Nghe kém (điếc) sâu: >90dB ( không thể nghe kể cả khi nói lớn vào tai)

2. Các biện pháp chẩn đoán nghe kém (điếc): 

  • Thử tại nhà (đối với trẻ nhỏ): 

– Để trẻ ngồi quay lưng lại người thử, khoảng cách tầm nửa mét, phát âm thanh xúc xắc, nói từ đơn hoặc cụm từ với cường độ giọng nói bình thường và quan sát phản ứng của trẻ. Hãy để thời gian chờ giữa mỗi lần thử để đảm bảo rằng trẻ phản ứng với âm thanh thật.

– Nếu trẻ quay lại hoặc nhắc lại khoảng 4-5 lần đều đúng thì có thể sức nghe của trẻ bình thường.

– Nếu phát hiện trẻ nói sai, hoặc không nhắc lại được các âm thanh lời nói, cần cho trẻ đến bệnh viện hoặc các đơn vị chuyên khoa uy tín để đo thính lực.

  • Thăm khám với bác sĩ:

NGHE KÉM (ĐIẾC) - CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP

Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân nghe kem (diec)

  – Bác sĩ sẽ quan sát tai để tìm ra nguyên nhân có thể gây nên nghe kém (điếc). Ví dụ như ráy tai hoặc viêm nhiễm ở tai

– Sử dụng âm thoa. Âm thoa là dụng cụ kim loại có 2 nghạnh tạo ra âm thanh khi gõ vào. Kiểm tra đơn giản bằng âm thoa có thể giúp bác sĩ phát hiện bệnh nhân nghe kém (điếc). Trong quá trình đánh giá cũng có thể phát hiện vị trí của tổn thương làm ảnh hưởng sức nghe.

– Hướng dẫn đến bệnh viện hoặc các trung tâm để kiểm tra chính xác thính lực.

  • Đo test thính giác: 

Đo thính lực đơn âm (PTA – Pure Tone Audiometry)

 

Đo thính lực đơn âm - chẩn đoán nghe kem (diec)

Đo thính lực đơn âm 

Đo thính lựcđo khả năng nghe qua dải tần số từ thấp đến cao ở mỗi tai. Máy đo thính lực sẽ hiển thị ngưỡng nghe của bệnh nhân. Ngưỡng nghe được định nghĩa là âm thanh nhỏ nhất mà bạn có thể nghe được.

Ý nghĩa của việc đo thính lực: Thính lực đồ giúp xác định tình trạng suy giảm thính lực mà bệnh nhân đang gặp phải, từ đó sẽ đưa ra được phương pháp can thiệp phù hợp.

Phép đo này thường phù hợp với người lớn hoặc trẻ lớn ( >5 tuổi) vì BN cần hiểu được cách đo và hợp tác với người đo. Phép đo này được thực hiện khi bệnh nhân đang thức.

Đo đáp ứng điện thính giác thân não ( ABR – Auditory Brainstem Response)

Đối với những trường hợp bệnh nhân là trẻ em (<5 tuổi) hoặc những người gặp khó khăn với những phương pháp hành vi thông thường thì phép đo này là tiêu chuẩn vàng được sử dụng để chẩn đoán ngưỡng nghe.

 

NGHE KÉM (ĐIẾC) - CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP

Đo ngủ là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất đối với trẻ nhỏ

Là phương pháp điện sinh lý giúp đánh giá tình trạng của ốc tai (ước lượng ngưỡng nghe của trẻ) và đường dẫn truyền thính giác từ ốc tai lên não (xác định bệnh lý dẫn truyền thần kinh thính giác)

Phép đo này được thực hiện bằng cách dán điện cực lên các vị trí dây thần kinh trên đầu, các điện cực này sẽ ghi chép lại sóng não trong việc phản ứng với âm thanh. Người được kiểm tra bắt buộc phải trong trạng thái nằm yên hoặc ngủ, không cần bất cứ phản ứng hành vi nào.

– Các phép đo hỗ trợ chẩn đoán nghe kém (điếc) khác: 

+ Đo âm phát ốc tai (OAE – Otoacoustic Emission) : Là phép đo đánh giá chức năng của tế bào lông ngoài của ốc tai, sàng lọc khiếm thính ( phát hiện điếc ở trẻ sơ sinh)

NGHE KÉM (ĐIẾC) - CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP

OAE là phép đo sàng lọc nhanh

Phép đo này có thể phát hiện tắc nghẽn ở ống tai ngoài, hay xuất hiện dịch trong tai giữa dẫn đến hư hại ốc tai.

+ Đo nhĩ lượng đồ: Phép đo này giúp chúng ta kiểm tra được tổng quát giải phẫu bộ phận màng nhĩ và tai giữa. Và nó rất cần thiết vì có thể giúp phát hiện ra những rối loạn ở tai giữa ngay cả khi không bị nghe kém (điếc).

+ Đo phản xạ cơ bàn đạp: Là phép đo thử phản xạ của cơ xương bàn đạp ở tai giữa với âm thanh lớn (hoạt động phản xạ làm giảm âm thanh lớn trước khi tới ốc tai hoặc tai trong)

Giúp chẩn đoán phân biệt các rối loạn ngoại biên và trung tâm của thần kinh thính giác (như u tiền đình và rối loạn thần kinh mặt)

3, Các phương pháp can thiệp nghe kém (điếc):

Khi đã xác định được rằng bạn bị nghe kém (điếc), có những giải pháp có thể hỗ trợ việc nghe của bạn. Lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghe kém (điếc). Bao gồm các phương pháp sau:

  • Lấy nút ráy tai, dị vật trong tai gây tắc nghẽn

Nút ráy tai hay dị vật trong tai là một trong những nguyên nhân gây nghe kém (điếc) mà chúng ta có thể giải quyết ngay tức thì và triệt để. Nên đến các cơ sở y tế để lấy một cách an toàn, tránh làm ảnh hưởng tới ống tai và màng nhĩ.

  • Phẫu thuật

Một số loại nghe kém (điếc) có thể được điều trị bằng phẫu thuật, bao gồm cả bất thường của xoang tai hoặc xương nhĩ (ossicles). Nếu bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiều lần, bác sĩ có thể chèn các ống nhỏ (lỗ thông khí) giúp tai thoát dịch.

  • Thiết bị trợ thính

Nếu nghe kém (điếc) do nguyên nhân tổn thương tai trong, thiết bị trợ thính có thể có ích. Chuyên gia về thính học sẽ dựa trên các kết quả test thính giác để lựa chọn thiết bị trợ thính phù hợp nhất với mức độ của bạn. Có 2 loại thiết bị trợ thính:

– Máy trợ thính:

 

Lựa chọn máy phụ thuộc vào mức độ nghe kém (điếc)

Lựa chọn máy phụ thuộc vào mức độ nghe kem (diec)

Phù hợp với những trường hợp nghe kém (điếc) mức độ từ nhẹ đến nặng (khoảng 25 – 80dB).Máy trợ thính hoạt động dựa trên nguyên lý khuếch đại âm thanh xung quanh và đưa vào ống tai, từ đó sẽ giúp nghe rõ hơn. Phương pháp này vừa dễ sử dụng, an toàn mà không ảnh hưởng gì đến cơ thể con người.

Một số nghiên cứu cho thấy việc duy trì đeo máy trợ thính còn có thể làm chậm quá trình suy giảm sức nghe ở con người.

– Cấy ghép ốc tai điện tử:

Phương pháp này phù hợp với mức độ nghe kém (điếc) sâu (>90dB), đeo máy trợ thính không có hiệu quả. Khác với máy trợ thính, người lựa chọn cấy ốc tai điện tử sẽ được phẫu thuật và đưa bộ cấy vào thay thế tai trong bị tổn thương. Tín hiệu âm thanh sẽ được thu qua bộ đeo bên ngoài và truyền vào thiết bị cấy bên trong, qua đó nó trực tiếp kích thích thần kinh thính giác và truyền vào não bộ.

NGHE KÉM (ĐIẾC) - CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP

Hệ thống ốc tai điện tử 

Phương pháp này đòi hỏi phải có cấu trúc tai bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim CT,MRI tai và một số xét nghiệm liên quan để xác định từng trường hợp cụ thể  cấy có hiệu quả hay không. Bạn có thể thảo luận về nguy cơ và lợi ích của cấy điện ốc tai với bác sĩ.

4, Các biện pháp hỗ trợ cho người nghe kém (điếc):

Dưới đây là một số cách giúp hỗ trợ giao tiếp tốt hơn trong trường hợp không may bị nghe kém (điếc) và chưa can thiệp:

– Nói với bạn bè và người thân. Nên nói cho họ biết rằng bạn đang có vấn đề về khả năng nghe.

– Chỉnh tư thế khi giao tiếp. Đối mặt trực tiếp với người bạn đang nói chuyện.

– Giảm tiếng ồn xung quanh. Ví dụ như tiếng ồn từ tivi có thể gây ảnh hưởng đến cuộc đối thoại.

– Yêu cầu người khác nói rõ ràng ,chậm hơn, có thể là nói to hơn. Đa số mọi người đều sẽ giúp đỡ nếu họ biết bạn có vấn đề về nghe.

– Chọn nơi yên tĩnh, tránh nơi đông đúc người, ồn ào.

– Cân nhắc sử dụng các thiết bị hỗ trợ nghe. Thiết bị trợ giúp nghe ví dụ như thiết bị phóng đại âm thanh điện thoại. Các ứng dụng giúp làm giảm những tiếng ồn xung quanh giúp bạn nghe rõ hơn.

– Đo thính lực định kỳ và can thiệp sớm.

Xem để biết thêm thông tin tại : http://www.camnangbenh.com/nghe-kem/

hoặc https://thietbitrothinh.net/chan-doan-can-thiep-nghe-kem-diec/

 

 

 

 

Previous articleNGHE KÉM TRONG CUỘC SỐNG
Next articleSỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC PHÂN KHÚC GIÁ MÁY TRỢ THÍNH