TRỢ THÍNH ĐƯỜNG XƯƠNG LÀ GÌ?

 

Trợ thính đường xương - Cấy ghép đường xương là gì?

Trợ thính đường xương – Cấy ghép đường xương là gì?

Trợ thính đường xương là một dạng máy trợ thính nghe bằng đường xương được thiết kế dành cho những người bị dị dạng vành tai, ống tai, hoặc điếc dạng dẫn truyền, điếc hỗn hợp hay điếc hoàn toàn 1 bên.

Tại sao lại có giải pháp nghe qua đường xương?

Bình thường chúng ta nghe âm thanh theo 02 con đường:

  • Nghe bằng dẫn truyền đường khí thông qua ống tai, vào tai giữa và tới tai trong (ốc tai).
  • Nghe qua đường xương ở ngay sát sau tai. Các rung động không cần qua tai ngoài và tai giữa mà sẽ đi thẳng vào tai trong thông qua xương hàm và xương sọ. Điều này lý giải vì sao chúng ta vẫn nghe được khi tai bị bịt kín.

Cơ chế nghe của trợ thính đường xương như thế nào?

Cơ chế hoạt động cấy ghép đường xương

Cơ chế hoạt động cấy ghép đường xương

  • Bộ phận xử lý âm thanh: đón nhận âm thanh bên ngoài rồi chuyển đổi thành các rung động âm thanh.
  • Các rung động âm thanh: đi qua xương sọ và xương hàm tới thẳng tới thẳng tai trong, hoàn toàn bỏ qua tai ngoài và tai giữa.
  • Tai trong: các rung động âm thanh làm di chuyển dịch lỏng trong ốc tai và làm các tế bào lông chuyển động
  • Thần kinh thính giác: các tế bào lông chuyển các rung động thành tín hiệu xung điện và truyền tới thần kinh thính giác sau đó tới não bộ. Và chúng ta nghe được

Chỉ định đeo trợ thính đường xương?

1, Khi bị nghe kém dẫn truyền và hỗn hợp

  • Nhiều trường hợp bị nghe kém do thủng màng nhĩ lâu năm không thể vá hoặc uống thuốc không tự hồi phục. Hoặc viêm tai giữa mãn tính kéo dài dẫn đến nghe kém thì có thể sử dụng thiết bị này.
  • Do trợ thính nghe qua đường xương không nằm trong tai, vì vậy tai hoàn toàn thông thoáng. Và không sợ bị ảnh hưởng đến tai giữa.

2,  Điếc hoàn toàn 1 bên (SSD)

Trường hợp bị điếc hoàn toàn 1 bên, thiết bị sẽ được đeo vào tai điếc. Nó sẽ thu âm thanh và truyền trực tiếp qua xương tới thẳng ốc tai còn tốt. Và ta cảm giác nghe được từ bên tai bị điếc hoàn toàn.

Trợ thính đường xương còn mang lại những lợi ích khác cho những người bị điếc hoàn toàn 1 bên. Họ có thể nghe và hiểu được lời nói tốt hơn từ cả hai bên tại các môi trường nghe ồn ào, đầy thách thức, điều mà khi chỉ nghe với 1 tai sẽ là khó khăn hơn nhiều.

3, Dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài 1 hoặc cả 2 bên

 Ở các trẻ bị nhỏ hẹp ống tai hay dị dạng vành tai, ống tai thì âm thanh không thể hoặc rất khó có thể truyền qua hệ thống tai ngoài và tai giữa. Vì vậy sức nghe sẽ bị giảm từ 40 đến 60% so với khả năng nghe bình thường.

Dị dạng vành tai, ống tai

Dị dạng vành tai, ống tai

Trợ thính nghe bằng đường xương là phương pháp can thiệp tốt nhất với những trường hợp này. Nếu được can thiệp sớm,trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ rất tốt và đúng độ tuổi. Nếu không can thiệp trẻ vẫn có thể nói tuy nhiên sẽ bị chậm lại, không nói được câu dài và rất ngọng.

Trợ thính đường xương có 2 lựa chọn:

Một là, đeo máy trợ thính đường xương.

Thiết bị này chỉ bao gồm một bộ xử lý âm thanh đeo ở bên ngoài. Bộ xử lý sẽ thu tín hiệu âm thanh sau đó truyền tải vào thẳng ốc tai qua xương.

Máy trợ thính đường xương có nhiều kiểu dáng đeo như:

Sort band

Lựa chọn cách đeo theo nhu cầu

Lựa chọn cách đeo theo nhu cầu

Miếng dán

Dán ở ngay sau tai

Dán ở ngay sau tai

Adapter gọng kính

Tiện lợi với những người đang sử dụng kính

Tiện lợi với những người đang sử dụng kính

Headband nhựa

Một cách đeo khác

Một cách đeo khác

v.vv

Hai là, phẫu thuật cấy ghép đường xương.

Hệ thống cấy ghép đường xương sẽ phải phẫu thuật để cấy nam châm vào phần xương ngay sau tai. Sau khi đặt bộ cấy xong sẽ đeo một thiết bị xử lý âm thanh ở bên ngoài để thu tín hiệu.

Sau giai đoạn “hóa xương” khoảng 2-3th, chuyên gia trợ thính sẽ hiệu chỉnh bộ xử lý âm thanh cho bạn.

Phẫu thuật cấy ghép đường xương

Phẫu thuật cấy ghép đường xương

Người lựa chọn phương pháp này sẽ được gây mê, thời gian phẫu thuật khoảng 45-60 phút. Tuy nhiên trẻ trên 5 tuổi mới được can thiệp phương pháp này vì khi đó xương sọ mới đủ độ dày cần thiết.

Lựa chọn trợ thính đường xương như thế nào?

  • Đo thính lực

Đầu tiên cần phải xác định mức độ nghe và chỉ định loại máy phù hợp

Với trường hợp không có ông tai hoặc vành tai thì sẽ đo thính lực đường xương

  • Đeo thử máy để xem có phù hợp hay không?

Bạn hoàn toàn có thể nghe thử để biết thiết bị có phù hợp với mình trước khi quyết định lựa chọn hay không.Và thực hiện các bước theo hướng dẫn của chuyên gia thính học.

Vd: Thử ở các môi trường khác nhau,….

Một số câu hỏi thường gặp như: 

1. Ở tuổi nào thì nên can thiệp trợ thính đường xương?

Can thiệp càng sớm càng tốt. Giai đoạn tốt nhất là từ 6th tuổi đến 3 tuổi. Vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có thể phát những âm đơn giản và học nói. Thính giác càng nhạt trẻ học nói sẽ càng nhanh.

2. Tôi có cần đeo máy suốt cả ngày không?

Thiết bị nên được đeo suốt ngày trong mọi hoạt động bình thường. Chỉ nên tháo ra khi ngủ, khi tắm gội hay bơi lội.

3. Bảo quản và sử dụng trợ thính đường xương có khác với trợ thính thông thường không?

Chỉ khác ở cách đeo, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể. Còn ngoài ra không khác gì máy trợ thính thông thường.Thiết bị này vẫn sử dụng pin, đi ngủ vẫn để máy vào hộp hút ẩm và sáng hôm sau lại đeo như bình thường.

Xem thêm tại Trợ thính An Khang để có thêm thông tin về Máy trợ thính đường xương

hoặc https://doctors24h.vn/hoi-dap/may-tro-thinh-nghe-qua-duong-xuong-duoc-su-dung-de-ho-tro-cho-chung-mat-thinh-luc-nhu-the-nao-.html

 

Previous articleCÁC PHÉP ĐO THÍNH LỰC
Next articleMáy trợ thính Widex Moment