Máy đo đơn âm là một trong nhiều thiết bị trợ thính phổ biến nhất
TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ TRỢ THÍNH
Ngày nay, nhờ có sự phát triển của công nghệ, chúng ta đã và đang trở thành những người tiêu dùng thông thái hơn bao giờ hết. Bộ phận những người khiếm thính cũng không là ngoại lệ. Nhu cầu tìm hiểu về thiết bị trợ thính không còn gói gọn trong những bài viết về máy trợ thính hay điện cực ốc tai nữa. Những phép đo thính lực đơn âm hay đo OAE, đo nhĩ lượng cũng không còn xa lạ với nhiều người. Bài viết này sẽ giới thiệu cho người đọc những thiết bị được sử dụng để thực hiện các phép đo đó và các thiết bị trợ thính khác mà có thể bạn chưa biết đến.
THIẾT BỊ TRỢ THÍNH ĐO ĐỂ CHẨN ĐOÁN
Một phòng đo thính lực chuẩn bắt buộc phải có các máy như sau:
Thiết bị trợ thính đo nhĩ lượng
Máy đo bao gồm thân máy và đầu dò
Đo nhĩ lượng là phép đo kiểm tra độ thông thuận, áp suất, độ dốc và thể tích ống tai nhằm xác định tình trạng của hệ thống tai giữa giúp đánh giá độ nhạy và hoạt động của chuỗi xương con, kiểm tra độ thông của vòi nhĩ, đánh giá được tình trạng màng nhĩ.
Thiết bị trợ thính đo chức năng tai giữa bao gồm màng nhĩ, chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) và vòi nhĩ. Ngoài ra, kết quả đo này cũng cho biết một phần về tình trạng mất thính lực. Thời gian để hoàn thành phép đo rất nhanh, cụ thể là trong khoảng 1 phút cho cả hai tai.
2. Thiết bị trợ thính đo âm ốc tai OAE
Phép đo OAE là phép đo sàng lọc thính lực cho trẻ mới sinh
Thiết bị trợ thính đo âm ốc tai (otoacoustic emissions) bao gồm thân máy và 1 đầu dò. Người đo chỉ cần cho đầu dò vào trong tai của bệnh nhân và máy sẽ tự động ghi và trả kết quả. Nếu màn hình máy đo cho kết quả PASS, nghĩa là ốc tai hoạt động bình thường. Nếu kết quả REFER, nghĩa là có thể có tổn thương ở ốc tai hoặc trong tai có dị vật/nhiều ráy tai/tai giữa có vấn đề. Trong trường hợp đó, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Nhờ tính nhanh gọn và chính xác của phép đo này, OAE được sử dụng như một phép đo sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên toàn thế giới.
3. Thiết bị trợ thính đo đơn âm
Đo đơn âm được thực hiện trong phòng cách âm
Máy được sử dụng để đo sức nghe của bệnh nhân ở các tần số từ 125 Hz đến 8000 Hz, tại các cường độ âm thanh từ nhỏ đến lớn. Bệnh nhân sẽ nghe âm thanh kích thích bằng tai nghe headphone/tai nghe đầu dò (insertphone)/tai nghe đường xương. Bệnh nhân phản ứng bằng cách bấm nút được phát sẵn hoặc giơ tay ra hiệu.
THIẾT BỊ TRỢ THÍNH ĐEO TAI
Máy trợ thính
Máy trợ thính có dây là dạng máy đơn giản và rẻ tiền nhất trên thị trường hiện nay. Máy chỉ hoạt động như một chiếc loa khuếch đại tất cả các âm thanh thu được vào trong tai của người đeo. Máy sẽ không có các chức năng hiện đại như định hướng âm thanh, giảm tiếng ồn tăng âm lời nói, khử hú, chống ù tai, tự động thay đổi chương trình nghe trong các môi trường khác nhau vv,.
Máy phù hợp cho người già bị điếc nặng hoặc người điếc bẩm sinh.
Thiết bị trợ thính kỹ thuật số có rất nhiều kiểu đeo và màu sắc đa dạng
Máy trợ thính không dây thông thường là các máy kĩ thuật số. Máy có nhiều mức công suất, bao gồm các kênh và chương trình cài đặt. Vì vậy có thể điều chỉnh âm lượng phù hợp với mức độ mất thính lực của người đeo. Máy trợ thính không dây còn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, đáp ứng được các nhu cầu hàng ngày của bệnh nhân. Thiết kế và kích thước của máy cũng rất đa dạng. Phổ biến nhất là máy đeo sau tai, sau đó đến máy đeo trong tai.
- Máy trong tai: tính thẩm mỹ cao, dành cho mức độ mất thính lực nhẹ – trung bình
- Máy loa trong tai: dành cho mức độ mất thính lực nhẹ – nặng
- Máy sau tai: dành cho mức độ mất thính lực nhẹ – nặng
- Máy sau tai công suất siêu lớn: dành cho mức độ mất thính lực nặng sâu
Các loại máy này đều có nhiều mức giá đa dạng.
Thiết bị trợ thính đường xương Ponto thuộc hãng Oticon
Máy trợ thính đường xương dành cho những người không nghe được tối ưu nhất bằng máy trợ thính thông thường. Ví dụ như những trường hợp điếc một bên, điếc không đối xứng hoặc những người không có vành tai. Máy ứng dụng khả năng tự nhiên của cơ thể để truyền âm thanh qua đường xương. Và bỏ qua các cấu trúc bị tổn thương ở tai ngoài và tai giữa.
2. Ốc tai điện tử
Cấy điện cực ốc tai là giải pháp hiệu quả cho người điếc nặng đến sâu
Ốc tai điện tử là thiết bị có cả thiết bị bên trong và bên ngoài. Thiết bị bên trong được đặt dưới da vùng sau tai và kết nối với dãy điện cực được cấy vào trong ốc tai. Thiết bị bên ngoài thu nhận và xử lý âm thanh truyền qua ăng ten. Sau đó được bộ thiết bị bên trong tiếp nhận rồi truyền đến dải điện cực xử lý thành tín hiệu điện. Cuối cùng kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác và dẫn truyền lên não. Thiết bị bỏ qua phần đi qua ống tai, màng nhĩ, tai giữa.
Ốc tai điện tử phù hợp với những bệnh nhân điếc từ 90 dB trở lên và việc đeo máy trợ thính không còn mang lại nhiều lợi ích. Bệnh nhân chọn phương pháp này cần đến các cơ sở y tế để thực hiện một số các loại khám khác như chụp MRI xem tình trạng dây thần kinh thính giác. Mức giá cho một sản phẩm ốc tai điện tử chưa bao gồm chi phí phẫu thuật dao động từ 400 triệu đến 1 tỷ VNĐ.
Tất cả những thiết bị được liệt kê ở trên đều phục vụ cho một mục đích duy nhất là giúp bệnh nhân nghe hiểu âm thanh và giao tiếp, nói chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Việc đeo máy trợ thính phù hợp thôi chưa đủ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chính vì trẻ nhỏ còn cả một quá trình dài trước mặt để phát triển ngôn ngữ, nên sau khi đeo máy, trẻ nên được cha mẹ cho tham gia các lớp học trị liệu ngôn ngữ.
Trên đây là bài viết sơ lược về các thiết bị trợ thính. Để tìm hiễu rõ hơn về các thiết bị, mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết khác trên trang web.
Đọc thêm về máy trợ thính tại đây.
Đọc thêm về điện cực ốc tai tại đây.
Cách chọn máy trợ thính phù hợp với thính lực của mình.