NHỮNG LƯU Ý SAU CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

NHỮNG LƯU Ý SAU CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

Phẫu thuật cấy ốc tai thường rất an toàn. Tuy nhiên trong bất kỳ hoạt động nào cũng có rủi ro của nó. Những lưu ý sau cấy ốc tai điện tử bao gồm các vấn đề: Chảy máu, nhiễm trùng, dụng phụ từ thuốc gây mê, hay cả trong quá trình sử dụng máy. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm nhé.

 

CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

 

LƯU Ý SAU PHẪU THUẬT

  • Trong tuần đầu tiên sau mổ:

Khi tắm cho trẻ nên tránh hoặc làm ướt vùng tóc, vùng dầu bên cấy ốc tai

Không nên tự ý chăm sóc vết thương mà cần theo dõi và báo lại nhân viên y tế

Không cho trẻ đến trường cho đến khi vết mổ được lành hẳn

  • Phụ Huynh- bệnh nhân cần liên lạc với bác sỹ hoặc bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu sau:

Đau nhiều

Sưng hoặc chảy dịch từ vết mổ

Trẻ bị đau đầu, quấy khóc

Cổ cứng, nôn mửa

Yếu cơ vùng mặt, lệch mặt, méo mặt….

  • Tái khám sau mổ 1 tuần hoặc 10 ngày để bác sỹ kiểm tra vết mổ, cắt chỉ nếu cần.

Việc tái khám giúp cha mẹ yên tâm trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau mổ. Kịp thời phát hiện và xử trí những biến chứng nếu có.

 

LƯU Ý SAU KHI BẬT MÁY ĐEO NGOÀI

  1. Với trẻ nhỏ:
  • Cha mẹ nên làm theo các bước hướng dẫn của nhà thính học, bác sĩ chỉnh máy.
  • Điều chỉnh chương trình nghe theo lập trình đã được cài đặt sẵn.
  • Nên cho trẻ tới chỉnh máy đúng hẹn để có các chương trình nghe thích hợp nhất.
  • Tương tác thật nhiều với trẻ để giới thiệu âm thanh đến với chúng
  • Cho trẻ học can thiệp trị liệu ngôn ngữ sau khi bật máy ngoài.

2. Với người lớn:

  • Nên tắt bỏ thiết bị xử lý âm thanh nếu: Nhận thấy sự khó chịu, nghe âm thanh không thoải mái.
  • Liên lạc với trung tâm hiệu chỉnh máy để khiếu nại về vấn đề gặp phải.
  • Nên dùng những thiết bị đã được hướng dẫn sử dụng của trung tâm bán máy.
  • Với bộ xử lý ngoài cần được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận, tránh để rơi vào nước. Thiết bị này nên được vệ sinh và sấy hàng ngày. Bảo quản ở nơi khô ráo tránh ẩm ướt.
  • Sử dụng đúng bên và đúng mục đích: Nếu có 2 thiết bị nghe ở 2 tai thì nên đánh dấu để đeo máy đúng bên. Tránh trường hợp đeo lộn bên sẽ không có tác dụng.
  • Làm quen với những âm thanh trong môi trường yên tĩnh trước, sau đó mới mở rộng ra môi trường ồn.
  • Nên đi hiệu chỉnh máy theo đúng thời gian được nhắc hẹn

 

HIỆU CHỈNH MÁY THEO LỊCH HẸN

 

LƯU Ý KHI TIẾP XÚC VỚI CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỪ

  • Đối với các thiết bị dò tìm kim loại: Cần lưu ý vì một vài trường hợp sẽ có cảm giác âm thanh bị méo mó, không thực tế khi đứng gần cách thiết bị này. Thường gặp ở các trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga, nơi lắp đặt các thiết bị chống trộm. Để khắc phục cho những trường hợp này bạn nên tắt máy tạm thời. Luôn mang theo thẻ chứng minh có thiết bị cấy ghép trong người để thuận tiện cho bạn.
  • Sử dụng điện thoại di động: Một số trường hợp cấy ốc tai điện tử khi ở gần nhiều các thiết bị di động có cảm nhận nhiễu âm thanh. Vậy nên bạn cần hạn chế việc tiếp cận nơi có các thiết bị di động kỹ thuật số.
  • Khi chụp cộng hưởng từ (MRI): Những trường hợp cần chụp cộng hưởng từ thì phải tuân theo quy định. Và chỉ chụp khi đáp ứng được đầy đủ các bước theo khuyến cáo trước khi vào phòng chụp. Phải báo cho bác sĩ về tình trạng cấy ghép thiết bị điện tử. Cần thảo bỏ thiết bị xử lý lời ra khỏi đầu. Đối với các thiết bị này cần có cuộc hẹn trước để tháo bỏ nam châm của thiết bị ốc tai. Xong chất lượng hình ảnh bị mờ hoặc bị che lấp vùng chẩn đoán sẽ không tránh khỏi. Các chỉ định cho chụp MRI phụ thuộc vào quốc gia nơi bạn cấy ghép. Để an toàn hãy liên hệ với đại diện của các hãng ốc tai bạn chọn để được hướng dẫn.
  • Trong phẫu thuật và xạ trị: Cần thông báo cho bác sỹ biết về thiết bị ốc tai điện tử của mình. Cân nhắc việc sử dụng dao điện trong phẫu thuật và điều trị xạ trị.

Xem thêm tại đây:https://thietbitrothinh.net/do-tin-cay-cua-thiet-bi-cay-ghep-oc-tai/

LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG MÁY ĐEO NGOÀI

  1. Chấn thương vùng đặt thiết bị do va đập
  • Cần hạn chế tối đa việc luyện tập những môn thể thao mạo hiểm để tránh tổn thương.
  • Những tổn thương gần vùng đặt thiết bị cần phải được chăm sóc cẩn thận. Tránh lan rộng ra vùng xung quanh bộ cấy gây nhiễm trùng.
  1. Tổn thương do cơ địa
  • Da đầu trẻ nhỏ rất mỏng và nhạy cảm, cần lưu ý đối với lực hút của nam châm. Tránh việc thiểu dưỡng vùng da đặt bộ cấy gây tấy đỏ, loét thậm trí nhiễm trùng…
  • Một số trường hợp bộ cấy bị xê dịch, tụt khỏi vị trí cố định ban đầu. Điều này gây nên trở ngại trong việc đeo máy và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc liên lạc với trung tâm cấy ghép để có hướng xử trí.
  1. Ảnh hưởng từ thiết bị đeo ngoài
  • Ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần để ý không cho trẻ tự thay pin hoặc để trẻ nghịch máy. Những viên pin nhỏ là rủi ro khi vô tình trẻ nuốt phải. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện trẻ nuốt pin.
  • Cần cài các nút khóa máy tránh việc trẻ tự động tháo nắp máy. Đảm bảo thiết bị luôn trong tầm kiểm soát của cha mẹ và người lớn trong nhà.

 

Previous articleMáy trợ thính Oticon
Next articleSỰ CỐ KHI ĐEO TRỢ THÍNH – CÁCH KHẮC PHỤC