ĐỘ TIN CẬY CỦA THIẾT BỊ CẤY GHÉP ỐC TAI

ĐỘ TIN CẬY CỦA THIẾT BỊ CẤY GHÉP ỐC TAI

Thiết bị cấy ghép ốc tai điện tử mang lại lợi ích tuyệt vời cho người khiếm thính. Tuy nhiên sử dụng nó có an toàn hay không? Rủi ro của ốc tai điện tử cho người khiếm thính như nào? Độ tin cậy của thiết bị cấy ghép ốc tai ra sao? Đó là bài toán khiến người sử dụng luôn bận tâm. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ các vấn đề trong điều trị y khoa đối với thiết bị cấy ghép ốc tai.

HỆ THỐNG CẤY GHÉP ỐC TAI ĐIỆN TỬ

 

 

ĐỘ TIN CẬY CỦA THIẾT BỊ CẤY GHÉP ỐC TAI KHI GIAO THOA VỚI CÁC THIẾT BỊ KHÁC.

Hầu hết thiết bị cấy ghép ốc tai điện tử đều an toàn trong y khoa. Đặc biệt trong môi trường xét nghiệm.

1. Sử dụng trong đốt điện

  • Các thiết bị sử dụng trong đốt điện có thể sản xuất ra điện năng ở tần số cao. Có thể tạo ra dòng điện đi qua điện cực của bộ cấy. Dòng điện này có thể phá hủy bộ cấy hoặc cả những mô xung quanh. Thiết bị đốt điện đơn cực không được sử dụng cho phần đầu và cổ. Đối với thiết bị đốt đa cực, đầu cây đốt phải giữ cách xa 5mm khỏi điện cực chuẩn trên bản kích thích và với bất cứ chuỗi điện cực nào đang hoạt động.
  • Đối với kích điện hoặc điện giãn cơ tại phần đầu và cổ không nên sử dụng. Những phương pháp trên có thể phá hủy bộ cấy và mô cơ xung quanh.

2. Phương pháp bức xạ ion hóa

  • Với bất cứ phương pháp bức xạ ion hóa nào nên được cân nhắc cẩn thận. Vì rủi ro phá hỏng bộ cấy so với mức độ cần thiết của việc điều trị.

3. Kích thích dây thần kinh – Nhiệt điện:

  • Kích thích dây thần kinh hoặc phương pháp nhiệt điện không nên áp dụng trên khu vực bộ cấy. Do có thể tạo ra dòng điện qua các điện cực. Từ đó nó sẽ phá hỏng bộ và gây tổn thương các mô xung quanh. Quy tắc này còn áp dụng được cho phương pháp điện chuyển ion ; Hay bất cứ liệu pháp tạo dòng điện hoặc điều trị thẩm mỹ nào.

4. Trong chẩn đoán hình ảnh:

  • Phương pháp siêu âm không nên áp dụng đối với khu vực bộ cấy. Vì nó vô tình làm tập trung trường siêu âm gây nguy hiểm cho bộ cấy và bệnh nhân.

5. Phương pháp chiếu xạ – Xạ trị:

  • Thiết bị cấy ghép ốc tai vững chắc đối với chiếu xạ, xạ trị và liều ion hóa lên đến 240 Gy. Chiếu xạ xạ trị cơ bản có thể gây nguy hại đến thiết bị cấy ghép. Tuy nhiên các nguy hại này không phá hủy ngay tức khắc. Để hạn chế rủi ro hoại tử mô do quá liều:Trong quá trình xạ trị, bộ cấy không nên đặt trực tiếp ngay dưới tia xạ.

6. Những phương pháp khác:

  • mức ảnh hưởng từ số lượng các phương pháp chưa rõ. Ví dụ: Kiểm tra điện tại khu vực răng hàm. Hãy liên hệ trung tâm cấy ghép khi cần thiết.

 

ĐỘ TIN CẬY CỦA THIẾT BỊ CẤY GHÉP ỐC TAI VỚI HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ AN TOÀN CHO BỆNH NHÂN

Phải gỡ bỏ bộ phận đeo bên ngoài ra khỏi đầu khi trải qua các khóa điều trị y khoa. Để ngừa dòng điện chạy xuyên qua người bệnh. Hoặc ít nhất có thể quan sát được độ tin cậy của thiết bị cấy ghép ốc tai trong nhiều giai đoạn điều trị.

1. Trước khi bệnh nhân vào phòng MRI:

Để đảm bảo độ tin cậy của thiết bị cấy ghép ốc tai được an toàn. Tất cả các thiết bị bên ngoài cũng cần phải tháo gỡ. Đối với từ trường 1.5 tesla hoặc 3.0 tesla, cần một dải băng đầu hỗ trợ. Dải băng đầu hỗ trợ có thể bằng nhựa dẻo bao chặt quanh đầu ít nhất 3 vòng. Dải băng phải quấn sát nhưng không gây ra thương tổn.

  • Định vị đầu: Trong trường hợp 1.0 đến 1.5T, trục ngang của đầu phải song song với chiều chính của từ trường. Ví dụ, trường hợp khi bệnh nhân đang ở tư thế nằm yên thẳng đầu. Bệnh nhân không nên quay đầu sang một bên; hoặc không sẽ gây ảnh hưởng đến nam châm bộ cấy. Trong trường hợp máy MRI 0.2T, việc điều chỉnh đầu không cần thiết.
  • Trong quá trình chụp, bệnh nhân sẽ cảm nhận âm thanh như nhấn hoặc tiếng bíp. Cần tư vấn giải thích cho bệnh nhân trước khi tiến hành chụp MRI. Mức độ cảm nhận âm thanh có thể giảm xuống nhờ chọn những chuỗi xung có mức SAR thấp và giảm tốc độ xoay gradient.
  • Nam châm bộ cấy có thể được phẫu thuật lấy ra trước khi chụp cộng hưởng từ. Điều này giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn, giảm nhiễu cho kết quả hình ảnh. Nếu nam châm không được tháo bỏ, nhiễu hình ảnh sẽ không thể tránh khỏi.

 

2. Một số chỉ định cụ thể hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ chẩn đoán.

  • Những chỉ dẫn trên nên được áp dụng cho các bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ: .khớp, tứ chi được chụp MRI. Nên đưa chân bệnh nhân vào máy trước để giảm thiểu rủi ro làm yếu nam châm bộ cấy. Nếu những quy định an toàn MRI và hướng dẫn an toàn không được thực hiện. Nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh nhân hoặc bộ cấy là có thể gặp phải. Đây là điều cần lưu ý bởi nó góp phần đánh giá độ tin cậy của thiết bị cấy ghép ốc tai.

Tìm hiểu thêm link hỗ trợ bên dưới.

https://cochlear.com.vn/dien-cuc-oc-tai-cochlear?utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign=Cochlear_Search

https://thietbitrothinh.net/category/thiet-bi/oc-tai-dien-tu/

 

Previous articleĐIẾC DO TUỔI GIÀ & MÁY TRỢ THÍNH CHO NGƯỜI GIÀ
Next articleCÁC PHÉP ĐO THÍNH LỰC