Những ảnh hưởng của nghe kém và những dấu hiệu nhận biết nghe kém

 

Những ảnh hưởng của nghe kém và những dấu hiệu nhận biết

Tác hại của suy giảm thính lực

Con người phát triển ngôn ngữ bằng cách nghe và thính giác chính là cơ sở để xây dựng kĩ năng cảm xúc – xã hội, kĩ năng nhận thức và sau đó là khả năng đọc hiểu và các kỹ năng học tập. Vậy khi bị suy giảm thính lực sẽ có những ảnh hưởng gì?

dấu hiệu nghe kém

Tác hại của suy giảm thính lực

  • Nghe kém có thể dẫn đến chậm nói chậm phát triển ngôn ngữ
  • Giảm hiệu suất làm việc học tập, giảm khả năng ghi nhớ thông tin
  • Giảm phản hồi và tương tác với mọi người.
  • Khó khăn khi giao tiếp nghe hiểu lời nói và nhận biết môi trường xung quanh.
  • Có xu hướng thu mình với cuộc sống xã hội, cô độc ngại tiếp xúc với người lạ.
  • Cáu kỉnh, trầm cảm.

→  Can thiệp sớm là chìa khóa để có thính giác khỏe mạnh.

   Vậy làm thế nào để biết chúng ta có đang bị nghe kém hay không?

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể đang gặp phải tình trạng nghe kém.

1.Dấu hiệu nghe kém ở trẻ nhỏ:

Dấu hiệu nghe kém ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nghe kém ở trẻ nhỏ

  • Không có bất kỳ đáp ứng nào với tiếng động lớn bất ngờ.
  • Không quay đầu theo hướng giọng nói, làm sai các chỉ dẫn hoặc có vẻ hay “mơ mộng”.
  • Trẻ chậm nói, nói không rõ, không bập bẹ hay cố gắng bắt chước âm thanh.
  • Không hiểu các cụm từ đơn giản lúc 12 tháng tuổi.
  • Không bắt chước nói hoặc sử dụng những từ đơn giản đối với những người và các đồ vật quen thuộc.
  • Không sử dụng tiếng nói hay cho thấy sự phát triển ngôn ngữ như các trẻ cùng tuổi.
  • Nói chuyện, xem tivi và nghe nhạc ở âm lượng cao bất thường.
  • Phàn nàn không nghe được giáo viên nói và mức độ khó chịu.
  • Phàn nàn tiếng chuông, tiếng rít hoặc các âm thanh khác trong tai.

2.Dấu hiệu nghe kém ở người trưởng thành và người già

dấu hiệu nghe kém ở người lớn

Dấu hiệu nghe kém ở người lớn

  • Cảm nhận tiếng nói hay các âm thanh khác bị nghe nhỏ lại.
  • Khó hiểu lời nói của người khác, đặc biệt ở những chỗ đông đúc ồn ào.
  • Nghe lẫn lộn, khó phân biệt âm thanh.
  • Nhận thấy trong tai có tiếng ù ù, e e hoặc những tiếng kêu không có thực.
  • Thường xuyên yêu cầ người khác nói chậm hơn, to hơn.
  • Cần phải tăng âm lượng đài, ti vi hay điện thoại ở mức tối đa khiến người bên cạnh phải phàn nàn.
  • Thường tự rút khỏi các cuộc trò truyện vì nghe kém.

Khám và chẩn đoán khi thấy các dấu hiệu nghe kém bằng cách nào?

      Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, vật lý học, âm thanh học, quang học… đã giúp thầy thuốc hiểu biết một cách thấu đáo về đường dẫn truyền thính giác, giúp công tác kiểm tra và chẩn đoán các bệnh liên quan đến thính lực một cách hữu hiệu.

nhận biết các dấu hiệu nghe kém

Khám và chẩn đoán khi thấy các dấu hiệu nghe kém bằng cách nào?

  • Khám lâm sàng: chuyên gia sẽ quan sát tai để tìm ra nguyên nhân có thể gây nghe kém. Ví dụ như ray tai hay viêm nhiễm ở tai hoặc các bất thường về cấu trúc tai.
  • Khám tầm soát nghe kém: sử dụng thiết bị chuyên dụng khám tầm soát nghe kém. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nghe của bạn qua các âm thanh có độ lớn khác nhau.
  • Sử dụng âm thoa: âm thoa là một dụng cụ kim loại có 2 nghạnh tạo ra âm thanh khi gõ vào. Kiểm tra đơn giản bằng âm thoa cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện bệnh nhân nghe kém.
  • Đo thính lực: là một phương pháp kiểm tra thính lực kỹ lưỡng hơn được thực hiện bởi các chuyên gia thính học. Bạn sẽ đeo tai nghe và nghe âm thanh hướng đến từng tai. Mỗi âm thanh sẽ được lặp lại ở mức thấp hơn để tìm ra mức âm lượng thấp nhất bạn nghe được.

Trên đây là một số chia sẻ về ảnh hưởng của nghe kém đến cuộc sống và một số dấu hiệu để nhận biết nghe kém. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, mang đến những cái nhìn bước đầu về vấn đề suy giảm thính lực.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại : http://www.camnangbenh.com/nghe-kem/

Hoặc tham khảo về phương pháp chẩn đoán nghe kém tại đây.

Previous articleÙ TAI VÀ MỐI LIÊN QUAN TỚI NGHE KÉM
Next articleTÌM HIỂU MÁY TRỢ THÍNH LÀ GÌ?