TRẺ BỊ CHẬM NÓI – CAN THIỆP CHẬM NÓI

TRẺ BỊ CHẬM NÓI - CAN THIỆP CHẬM NÓI

Trẻ bị chậm nói – can thiệp chậm nói trở thành một vấn đề phổ biến trong xã hội 

DẤU HIỆU TRẺ BỊ CHẬM NÓI

1. Chậm nói là gì?

Trẻ bị chậm nói là khả năng ngôn ngữ của trẻ kém hơn so với các mốc phát triển bình thường. Khi trẻ bị chậm nói các bậc phụ huynh cần hiểu rõ đó là khả năng nói của con chậm hơn so với mốc phát triển thông thường từ 3 đến 6 tháng.

2. Dấu hiệu trẻ bị chậm nói

Dưới đây là một số dấu hiệu về tình trạng chậm nói của trẻ mà bạn cần lưu ý:

Trước 12 tháng: Không có các hành động như chỉ hoặc vẫy tay chào tạm biệt.

Trước 18 tháng:

  • Trẻ bị chậm nói thường thích dùng hành động hơn lời nói để giao tiếp
  • Không bắt chước được âm thanh, không hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

2 tuổi:

  • Chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động, không thể tự nói được các từ hoặc cụm từ
  • Chỉ nói các từ lặp đi lặp lại, không thể sử dụng lời nói để thể hiện mong muốn của mình
  • Không thực hiện được các yêu cầu đơn giản
  • Không nói được một câu hoàn chỉnh
  • Cha mẹ không hiểu được hơn phân nửa những gì trẻ nói.

3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chậm nói

Khi bạn nghi ngờ trẻ bị chậm nói, có thể do những nguyên nhân sau

  • Cơ quan cấu âm (mũi, miệng, lưỡi, phanh lưỡi ngắn, vòm miệng) của trẻ bị khiếm khuyết.
  • Do trẻ bị nghe kém. Tùy từng mức độ nghe kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng học nói của trẻ. Vd như:

– Nghe kém nhẹ hoặc trung bình thì vẫn nghe được một phần âm thanh nên có thể trẻ vẫn sẽ nói nhưng ngọng.

– Nghe kém nặng hoặc sâu: Có thể sẽ không nói được gì.

TRẺ BỊ CHẬM NÓI - CAN THIỆP CHẬM NÓI

Vấn đề tâm lý là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói

  • Rối loạn ngôn ngữ: Liên quan đến não bộ, trẻ rối loạn ngôn ngữ có thể gặp khó khăn khi tạo ra và sử dụng âm thanh để giao tiếp hoặc hiểu người khác nói gì.
  • Nguyên nhân khác: như môi trường sinh sống ít giao tiếp; tiếp xúc thiết bị điện tử nhiều; trẻ sinh non; bại não; chậm phát triển,…

4. Cách phòng ngừa trẻ chậm nói

  • Tạo môi trường thuận lợi: Cha mẹ và người thân trong gia đình nên thường xuyên trò chuyện và chơi cùng trẻ.

Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ - can thiệp chậm nói

Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ – can thiệp chậm nói

Hạn chế việc cho trẻ từ 0 – 3 tuổi tiếp xúc với tivi, máy tính, điện thoại… Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sự phát triển của bé. Đặc biệt có thể gây tổn thương cho não, làm giảm thời gian vận động, tương tác xã hội.

  • Phát hiện sớm những bất thường ở trẻ để có can thiệp kịp thời

Việc can thiệp sớm và đúng cách có thể giúp trẻ thêm nhiều kỹ năng và hòa nhập xã hội như trẻ bình thường.

Độ tuổi vàng để can thiệp cho trẻ là từ 1-3 tuổi.

  • Trong quá trình mẹ mang thai, nên giữ tâm lý thoải mái, tươi vui tránh thường xuyên căng thẳng, buồn phiền, tức giận, stress,… Trẻ sinh ra rất dễ bị mắc các chứng liên quan đên tự kỷ, chậm phát triển, tăng động giảm chú ý,…

CAN THIỆP CHẬM NÓI

1.Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chậm nói?

Nếu trẻ từ 2 tuổi mà vẫn chưa phát âm được, hãy đưa trẻ đi kiểm tra với bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sỹ sẽ chỉ định đi khám những vấn đề liên quan để xác định nguyên nhân trẻ bị chậm nói và đưa ra hướng can thiệp phù hợp.

Một số chỉ định như:

  • Đo kiểm tra thính giác: Nếu trẻ có vấn đề về thính giác , tùy từng nguyên nhân và trường hợp cụ thể sẽ lựa chọn thiết bị trợ thính phù hợp để hỗ trợ việc nghe cho trẻ sau đó sẽ can thiệp trị liệu ngôn ngữ với giáo viên.

TRẺ BỊ CHẬM NÓI - CAN THIỆP CHẬM NÓI

Kiểm tra thính lực để tìm nguyên nhân trẻ bị chậm nói

  • Kiểm tra cơ quan cấu âm: Bác sĩ sẽ sử dụng máy nội soi để phát hiện bất thường. Vd: cắt phanh lưỡi,….
  • Khám đánh giá tâm lý, tự kỷ, tăng động giảm chú ý,..
  • Chụp chiếu phim CT, MRI,..

2. Phương pháp can thiệp cho trẻ bị chậm nói

Sau khi đã can thiệp nguyên nhân, bước cuối cùng chúng ta sẽ cần hỗ trợ giúp trẻ học nói nhanh hơn bằng những phương pháp dưới đây:

  • Trị liệu ngôn ngữ

Đây là phương pháp điều trị cho trẻ bị chậm nói phổ biến và tốt nhất hiện nay. Phương pháp này được thực hiện 1 thầy 1 trò. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ sẽ có các bài trị liệu ngôn ngữ khác nhau.

Phương pháp trị liệu ngôn ngữ - can thiệp chậm nói

Phương pháp trị liệu ngôn ngữ – can thiệp chậm nói

Quá trình trị liệu diễn ra từ một đến hai tuần một lần, đôi khi kéo dài nhiều năm. Mục tiêu và phương pháp được soạn dựa vào khả năng từng trẻ

Đối với trẻ bị mắc các tật về tăng động giảm chú ý, tự kỷ,… sẽ cần thêm một số biện pháp riêng khác để hỗ trợ thêm.Tuy nhiên tùy mức độ nặng nhẹ hiệu quả trên những trường hợp này sẽ không được cao.

  • Phương pháp hoạt động – chơi trị liệu

Phương pháp chơi trị liệu giúp trẻ phát triển nhận thức, tăng khả năng giao tiếp, trò chuyện và hình thành các mối quan hệ xã hội.

Phương pháp hoạt động chơi trị liệu - can thiệp chậm nói

Phương pháp hoạt động chơi trị liệu – can thiệp chậm nói

Ngoài ra, việc chơi giúp trẻ phát triển theo đúng quy luật; nếu thiếu hoạt động chơi có thể gây ra sự phát triển bất thường trong đời sống tâm lý…

Cần lưu ý rằng phương pháp nào cũng vậy, cha mẹ và người chăm sóc đóng vai trò chính trong việc kích thích các kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ. Ngoài việc kết hợp với giáo viên củng cố kiến thức con đã học thì chơi, giao tiếp với con hằng ngày sẽ giúp cải thiện và đạt kết quả tốt hơn.

Xem thêm tại https://thietbitrothinh.net/?p=1871&preview=true

 

Previous articleMáy trợ thính WIDEX – Hình thành và phát triển.
Next articleMáy trợ thính REXTON – Hình thành và phát triển