THÍNH LỰC ĐỒ LÀ GÌ?

Thính lực đồ là gì?

Thính lực đồ là gì?

Thính lực đồ là biểu đồ minh hoạ cho kết quả có được trong quá trình đo thính lực.

Thính lực đồ là một kết quả rất quan trọng, chúng cho thấy tình trạng nghe của một người. Từ đó có thể giúp chẩn đoán và đưa ra chỉ định can thiệp phù hợp .

Ý nghĩa của các biểu tượng trên thính lực đồ

Trên kết quả đo thính lực,có hai thông số – tần số và cường độ – được thay đổi để xác định âm thanh nhỏ nhất mà trẻ có thể nghe được.

Thính lực đồ là  một biểu đồ với hai trục tỷ lệ. Trục  nằm ngang là “trục tần số”. Trục nằm dọc là “trục cường độ”

Tần số - cường độ âm thanh

Tần số – cường độ âm thanh

Tần số âm thanh

Tần số được hiểu như độ trầm bổng của âm thanh, có thể được mô tả như những nốt nhạc khác nhau trên một dãy nốt nhạc.

Tần số được đo bằng đơn vị Hertz (viết tắc là Hz).Trên thực tế, con người có khả năng nghe bình thường có thể nghe được ở khoảng vùng tần số rộng. Từ tần số rất thấp 20Hz (ví dụ: còi báo hiệu cho tàu đi trong sương mù) đến tần số rất cao 20,000 HZ (ví dụ: tiếng huýt sáo).

Thường thì thính lực đồ sẽ hiển thị cho thấy kết quả kiểm tra từ tần số 250Hz đến 8000 Hz. Vì đây là dải tần số có chứa đựng những âm thanh thuộc về ngôn ngữ. Và con người phải nghe được để phát triển lời nói và ngôn ngữ.

Những tần số thấp nằm ở phía bên trái của biểu đồ còn những tần số cao nằm ở phía bên phải của biểu đồ.

Cường độ âm thanh

Cường độ được hiểu là độ lớn của âm thanh, mô tả âm thanh lớn hoặc nhỏ. Cường độ được đo bằng đơn vị decibels (viết tắt là dB hoặc dBHL). Trục này cho thấy mỗi tần số trên thính lực đồ có thể nghe được mức độ nhỏ như thế nào. Mức độ đó sẽ được đo tại tất cả các tần số và kết quả thu được chính là ngưỡng nghe của một người. Người có thính lực bình thường phải có khả năng nghe ở ngưỡng 0 – 20dB .

Cường độ phát âm thanh có thể tăng lên hoặc giảm xuống để tìm ra ngưỡng nghe của một người.

Các biểu tượng cơ bản  khác cần biết trên thính lực đồ như:

Một vài ký hiệu phân biệt tai Phải, Trái trong thính lực 

Một vài ký hiệu phân biệt tai Phải, Trái trong thính lực 

  • Giá trị đo được của bên tai Trái sẽ được ghi lại bằng màu xanh. Ngưỡng nghe đường khí có biểu tượng chữ “O”, còn đường xương sẽ là dấu “<”,…
  • Giá trị đo được của bên tai Phải sẽ được ghi lại bằng màu đỏ. Ngưỡng nghe đường khí có biểu tượng chữ “X”, còn đường xương sẽ là dấu “>”,…

Phân loại mức độ nghe kém trong thính lực đồ

Sau khi có kết quả đo thính lựcvà kết hợp thêm các kết quả khác như nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp, âm phát ốc tai (OAE), bạn sẽ có đầy đủ kết quả để chẩn đoán và có chỉ định can thiệp phù hợp

  • Ngưỡng nghe từ 0-20dBHL: Hiện bạn đang có thính lực bình thường.
  • Từ 25-40dBHL: Nghe kém mức độ nhẹ, đa phần với trường hợp nghe ở mức độ này thì sẽ chưa cần phải can thiệp thiết bị. Nếu có bệnh lý khác trong tai Vd: viêm tai,… thì sẽ cần điều trị sau đó quay lại kiểm tra thính lực định kỳ.
  • Từ 45- 70dBHL: Nghe kém mức độ trung bình.Ở trường hợp này đã có chỉ định đeo máy trợ thính. Bạn có thể đến bệnh viện hoặc các trung tâm uy tín và lựa chọn dòng máy phù hợp
  • Từ 75-90dBHL: Mức độ nặng. Chỉ định đeo MTT hoặc ốc tai điện tử nếu đeo máy không hiệu quả.
  • >95dBHL: Mức độ sâu. Chỉ định can thiệp tốt nhất đó là cấy ghép ốc tai điện tử

Phân loại mức độ nghe

Phân loại mức độ nghe

Kết luận

Thính lực đồ là một trong những kết quả sẽ giúp chẩn đoán bệnh tốt nhất.Bạn nên có một bộ hồ sơ lưu giữ lại để theo dõi tình trạng nghe của mình. Nhất là đối với các bạn nhỏ. Trong quá trình đo, các bạn nhỏ có thể có lúc không hợp tác, nếu chúng ta lưu trữ lại những kết quả cũ thì sẽ giúp nhà thính học có căn cứ hơn để chẩn đoán kết quả.

Ngoài ra nó sẽ giúp bạn trong trường hợp nếu bạn muốn so sánh thính lực đồ hiện tại  với những thính lực đồ trước đó hoặc sau này.

Xem thêm tại https://thietbitrothinh.net/?p=2262&preview=true

hoặc http://www.paediatricentservices.com.au/hearing-assessments/audiogram/

Previous articleMáy trợ thính Starkey- Nghe tốt hơn, Sống tốt hơn.
Next articleSỬ DỤNG MÁY TRỢ THÍNH ĐÚNG CÁCH