ĐO THÍNH LỰC – QUY TRÌNH CHUẨN

Bạn thấy khó khăn trong giao tiếp, không nghe rõ người nói chuyện với mình đang nói gì?
Người thân của bạn không nghe rõ những gì bạn nói?Bạn cảm thấy ù tai khó chịu?

các phép đo thính lực

Quy trình đo thính lực

Đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ giải đáp các vấn đề băn khoăn trong quá trình đo thính lực giúp bạn, để bạn có thêm thông tin về:
– Quá trình thực hiện kiểm tra tai và đo thính lực
– Xác định và thông tin rõ ràng đến bạn về khả năng nghe dựa trên thính lực đồ.
– Các phép đo thính lực hiện nay.
– Các lưu ý, ý nghĩa kết quả của từng phép đo.

Nếu các bạn quan tâm muốn tìm hiểu thêm, xin đọc tiếp thông tin chi tiết sau đây:

I. KIỂM TRA TAI-SOI TAI

    • Kỹ thuật viên cần soi kiểm tra tai, trước khi tiến hành đo sức nghe, nhằm mục đích:
      – Đảm bảo ống tai của bạn không bị dị vật hay ráy tai cản trở âm thanh truyền dẫn, làm cho kết quả đo thính lực không chính xác.
      – Đánh giá khái quát được tình trạng tai ngoài của bạn : cấu trúc tai có bị dị dạng hay không? Tai đã từng trải qua phẫu thuật chưa? Tai đang có bệnh lý viêm, chảy mủ không? Màng nhĩ có bị thương tổn gì không ,phát hiện ráy tai nhiều hay ít..vv- Hạn chế kết quả thính lực bị sai lệch đối với tai đang có bệnh lí viêm, chảy mủ. Nếu kiểm tra tai trước khi đo, sẽ có những hướng dẫn cần thiết cho khách hàng điều trị cho hết bệnh sau đó mới kiểm tra tai lại.
      – Định hình trước cấu trúc tai, tránh trường hơp khó khăn khi lấy ni ( khuôn ) tai để làm núm tai, trong trường hợp cấu trúc tai quá đặc biệt.
      – Tránh trường hợp hệ thống tai giữa bị tác động trong quá trình lấy ni tai, do không có sự đánh giá, phát hiện tai từng mổ hoặc phẫu thuật.

II. ĐO THÍNH LỰC:

Sau khi kiểm tra tai soi tai, bác sĩ, kĩ thuật viên sẽ tiếp tục tiến hành một số biện pháp chẩn đoán, đánh giá chức năng thính lực thông qua các phép đo thính lực.
Tùy thuộc từng độ tuổi, mức độ mất thính lực phỏng đoán ban đầu mà có thể chỉ định các phép đo thính lực khác nhau.

1. ĐO NHĨ LƯỢNG:

– Đo nhĩ lượng là phép đo thính lực kiểm tra độ thông thuận, áp suất, độ dốc và thể tích ống tai
– Mục đích của phép đo nhĩ lượng:
Nhằm xác định tình trạng của hệ thống tai giữa:
Giúp đánh giá độ nhạy và hoạt động của chuỗi xương con.
Kiểm tra độ thông của vòi nhĩ.
Đánh giá tình trạng màng nhĩ.
Giúp Bác sỹ chẩn đoán dễ dàng hơn trong chẩn đoán khám Tai – Mũi – Họng.

2.  ĐO THÍNH LỰC ĐƠN ÂM ĐƯỜNG KHÍ

Dẫn truyền đường khí là đường dẫn truyền sóng âm từ không khí theo chuỗi xương con vào dịch tai trong gọi là dẫn truyền đường khí.
Mục đích của phép đo thính lực đơn âm đường khí là để xác định ngưỡng nghe và mức độ nghe kém, từ đó sẽ có phương pháp điều trị và lựa chọn dòng máy trợ thính phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu nghe.

3. ĐO THÍNH LỰC ĐƠN ÂM ĐƯỜNG XƯƠNG

 – Dẫn truyền đường xương là sự rung động lên hệ thống xương sọ do kích thích âm không thông qua tai ngoài và tai giữa mà kích thích trực tiếp lên dịch tai trong.
– Mục đích của phép đo
thính lực đơn âm đường xương để xác định loại khiếm thính là dẫn truyền, tiếp nhận hay hỗn hợp, phép đo này cũng hỗ trợ cho quá trình hiệu chỉnh máy trợ thính chuẩn xác hơn.
( * Nghe kém dẫn truyền, nguyên nhân xuất phát từ hệ thống tai ngoài hoặc tai giữa )
(* Nghe kém tiếp nhận, nguyên nhân xuất phát từ hệ thống tai trong )
(* Nghe kém hỗn hợp, nguyên nhân xuất phát từ cả hai hệ thống tai ngoài, tai giữa và tai trong )

4. ĐO ÂM ỐC TAI (OAE)

 – Đo âm ốc tai OAE hay còn gọi là đo tầm soát sức nghe là phép đo thính lực thường áp dụng cho trẻ sơ sinh, giúp xác định hệ thống ốc tai có bị thương tổn hay không. Là phép đo sàng lọc giúp phát hiện sớm nghe kém ở trẻ nhỏ.
– Đo OAE cho bạn hai kết quả:
(1) PASS tương đương tai bạn đạt kết quả tốt,không tổn thương ốc tai.
(2) REFER tương đương tai bạn không đạt do nhiều nguyên nhân ( có thể do tổn thương ốc tai, viêm tai giữa, ráy tai nhiều, môi trường đo ồn…v.v).

5. ĐO PHẢN XẠ CƠ BÀN ĐẠP 

– Đo phản xạ cơ bàn đạp là phép đo thử của phản xạ cơ xương bàn đạp ở tai giữa và âm thanh lớn, là hoạt động phản xạ làm giảm âm thanh lớn trước khi đến ốc tai và tai trong.
– Mục đích : Sự có hoặc không của phản xạ cơ bàn đạp rất quan trọng trong việc chẩn đoán phân biệt các rối loạn ngoại biên và trung tâm của hệ thống thính giác như u tiền đình và rối loạn thần kinh liệt mặt…v.v

6. ĐO ABR

– Đo ABR hay còn gọi là đo điện kích gợi thính giác thân não là phép đo khách quan dành cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hoặc những người không thể hợp tác đo chủ quan được.
– Mục đích :

7. ĐO ASSR

– Đo ASSR là phép đo khách quan dùng để đánh giá sức nghe ở trẻ quá  nhỏ hoặc không hợp tác với phép đo thức, hầu hết trẻ em đều được kiểm tra phép đo ASSR sau khi sàng lọc ở bệnh viện.
– Mục đích :
Để xác định, phát hiện sự nghe kém ở trẻ nhỏ.
Kết quả đạt được của phép đo ASSR có thể ước lượng thính lực đồ đơn âm.
 Lưu ý :
Phép đo ASSR phải được đo ở môi trường cách âm đạt chuẩn mới có kết quả tin cậy.
Thực hiện trong trạng thái ngủ bằng cách hỗ trợ thêm thuốc ngủ thảo dược.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi ngủ theo giấc ngủ tự nhiên ( không dùng thuốc ngủ kể cả dạng thảo dược ).

Kết quả đạt được bằng cách do hoạt động não bộ trong khi âm thanh của nhiều tần số với cường độ to được đưa vào tai.Hoạt động não bộ được nghi lại bằng việc dùng các điện cức dán vào trán và sau mỗi tai.Việc sử dụng các điện cực này loại bỏ sự cần thiết phải tham gia  chủ động từ phía bệnh nhân(ví dụ như nhấn nút phản ứng khi một âm đớn kích hoạt)

Kết quả được ghi lại một cách khách quan bằng việc dùng các công thức thống kê để xác định sự xuất hiện hay không của một phản ứng thực sự.Tương tự như phép đo đơn âm truyền thống ngưỡng nghe được xác định như là một mức độ nhỏ nhất ở mỗi tần số tại nơi một phản ứng xuất hiện.

Previous articleTÌM HIỂU MÁY TRỢ THÍNH LÀ GÌ?
Next articleMáy đo Sentiero sự lựa chọn hoàn hảo cho phòng khám của bạn