PHÒNG ĐO THÍNH LỰC TIÊU CHUẨN

 PHÒNG ĐO THÍNH LỰC ĐẠT CHUẨN

PHÒNG ĐO THÍNH LỰC TIÊU CHUẨN
phòng đo thính lực đạt tiêu chuẩn

Phòng đo thính lực là một khu vực được thiết kế cho việc đo thính lực, tư vấn cho người nghe kém, thử máy trợ thính nên cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn về cách âm và tiêu âm cũng như công năng sử dụng. Bài viết dưới đây tổng hợp từ việc thi công hàng chục phòng đo thính lực cũng như tham khảo tài liệu từ các nước phát triển trong lĩnh vực thính học và kinh nghiệm bản thân của chúng tôi trong việc vận hành phòng đo thính lực tại các trung tâm tại Việt Nam.

Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho các phòng đo thính lực tùy thuộc vào nhiều yếu tố nên không có một tiêu chuẩn nào thống nhất. Tuy nhiên, dựa trên tham khảo các nguồn uy tín và kinh nghiệm của mình, chúng tôi xin đưa ra các tiêu chí để xây dựng một phòng đo thính lực phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.

Tiêu chí quan trọng hàng đầu là vị trí của phòng đo thính lực

Các chuyên gia đều thống nhất vị trí lựa chọn đặt phòng đo quan trọng hơn cả cách thức bạn thi công cho phòng đo của bạn. Nếu bạn đặt phòng đo tại những vị trí có tiếng ồn nền cao, nhiều người qua lại, có máy móc hoạt động thì việc thi công đạt độ cách âm mong muốn sẽ khó khăn hơn nhiều. Hãy lựa chọn đặt phòng đo ở một khu vực yên tĩnh nhất trong cơ sở của bạn và nếu có không gian đệm thì càng tốt.

Tiêu chí tiếp theo về mặt cách âm, tiêu âm

Phòng đo thính lực phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc chiếc hộp kín. Tất cả 6 mặt của phòng đo đều phải được xử lý cách âm bao gồm 4 tường, trần, sàn. Các bề mặt cách âm này nên được làm độc lập so với hệ thống cũ để tránh việc âm thanh truyền theo chất rắn rung vào trong phòng. Nếu có sẵn tường, sàn bạn cũng vẫn nên cân nhắc làm các vách cách âm độc lập với tường, sàn. Sàn nhà nên được tôn cao lên 10-15cm với khung gỗ 30cmx30cm có đổ đầy cát bên trong, sàn nhà nên phủ thảm hoặc sàn gỗ.

Trong điều kiện các vật liệu thi công ở Việt Nam hiện nay vách cách âm cơ bản bao gồm các lớp sau:

  • Lớp thạch cao ở diện tường trong và ngoài
  • Ở giữa có lớp cao su non, bông khoáng, túi khí
  • Lớp tiêu âm bề mặt bên trong có thể sử dụng thạch cao tiêu âm, gỗ tiêu âm hoặc mút tiêu âm dạng tấm có thêm tác dụng trang trí
  • Tất cả các khoảng hở giữa các vách, trần, sàn phải được bơm keo silicon hoặc keo bọt xốp để đảm bảo độ kín của phòng.

Cửa phòng đo thính lực

Sau khi đã hoàn thiện hệ thống trần, sàn và vách rồi thì việc quan trọng nhất là lựa chọn cửa phù hợp. Với điều kiện hoạt động sử dụng mở liên tục và đảm bảo tính thẩm mỹ, tính hiện đại của nội thất và chi phí tối ưu chúng tôi đề xuất sử dụng cửa nhôm kính hệ Euro Windows hoặc Việt Pháp. Cửa kính quan trọng nhất là phải có khuông 4 bề, gioăng cao su kín 4 bề và khóa đa điểm. Nếu có thể hãy sử dụng loại kính hộp cách âm hai lớp có hút chân không.

Tiêu chí sử dụng điều hòa, thông gió

Phòng đo thính lực cần sử dụng các loại điều hòa inverter êm ái. Cần lưu ý ống dẫn điều hòa vào phòng sau khi thi công xong phải được kiểm tra phun keo bọt kín để âm thanh không lọt vào qua lỗ này. Không nên sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với họng gió to và ống giấy to việc cách âm sẽ rất khó khăn. Hãy sử dụng điều hòa lắp riêng cho phòng đo thính lực của bạn.

Tiêu chí về thiết kế phòng đo

PHÒNG ĐO THÍNH LỰC TIÊU CHUẨN
phòng đo thính lực đạt chuẩn

Thiết kế phòng đo chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn diện tích bao nhiêu m2, dạng 1 phòng hay hai phòng (one-room set-up hay two-room set up). Phòng đo dạng 1 phòng chỉ có 1 cửa và người đo và máy đo ngồi cùng với người cùng đo trong khi phòng đo dạng 2 phòng thì người đo và máy đo đặt ở bên ngoài, người đo ở trong phòng.

Hiện nay chúng tôi nhận thấy xu hướng 1 phòng đang là xu thế hơn vì những lý do sau:

  1. Phòng đo 1 phòng chiếm ít diện tích hơn
  2. Đa dụng trong công năng, vừa có thể làm phòng đo kết hợp tư vấn, hiệu chỉnh máy trợ thính
  3. Tương tác giữa kỹ thuật viên đo và người đo dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian đo.
  4. Thi công dễ dàng hơn, chi phí tiết kiệm hơn

Độ ồn của phòng đo bao nhiêu dB

http://34.73.93.140/wp-content/uploads/2019/05/ANSI-ASA-S3.1-1999-R2008.pdf

Theo tiêu chuẩn ANSI của Mỹ (American National Standard Instute) tiêu chuẩn độ ồn của phòng đo thính lực sẽ phụ thuộc vào từng tần số đo, dạng tai nghe sử dụng khi đi là insertphone, headphone hay tai nghe đường xương.

Vì vậy khi khảo sát độ ồn của phòng đo phải sử dụng thiết bị khảo sát đặc biệt trên từng tần số của âm thanh.

Mức độ trung bình độ ồn cho phép của phòng đo rơi vào 38-45dB.

Tieu chuan phong do thinh luc ansi 1.png

 Mời bạn đọc xem thêm thông tin hữu ích khác tại trang chủ tại đây.
Previous articleMÁY TRỢ THÍNH ĐIỀU TRỊ Ù TAI
Next articleĐEO MÁY TRỢ THÍNH: GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC