ĐIẾC MỘT BÊN TAI – NGUYÊN NHÂN VÀ CAN THIỆP

Điếc một bên tai- máy trợ thính đường xương

Điếc một bên tai – máy trợ thính đường xương

ĐIẾC MỘT BÊN TAI – NGUYÊN NHÂN VÀ CAN THIỆP

Điếc một bên tai là gì?

Điếc một bên tai (hay còn gọi là Single side deaf – SSD) là tình trạng suy giảm hoặc mất hoàn toàn thính lực ở một bên tai. Khác với điếc hai bên tai, bạn vẫn có thể nghe thấy âm thanh khi bị điếc một bên.

Tác hại:

  • Khó khăn trong việc hiểu lời nói trong môi trường ồn ào
  • Định hướng nguồn âm thanh và nhận biết tiếng ồn xung quanh. Trong trường hợp bị điếc một bên tai, tai còn lại vẫn nghe rõ như bình thường (nhưng theo thời gian cũng có thể sẽ bị suy giảm)
  • Thường xuyên bị nhức đầu, mệt mỏi.
  • Đối với trẻ em: có thể bị chậm nói, kết quả học tập kém đi do tiếp thu chậm

Nguyên nhân gây điếc một bên tai

Việc bị điếc tai 1 bên mà không có các triệu chứng đi kèm thì có thể chuẩn đoán hiện tượng này là điếc đột ngột.

Bệnh xuất hiện một cách đột ngột và chóng vánh, thường gặp ở một bên tai, không có những dấu hiệu báo trước và tiền sử bệnh tai trước đó, cũng như tình huống khởi phát bệnh.

Điec một bên tai xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Điec một bên tai xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất thính lực ở một bên tai, bao gồm:

  • Do siêu vi trùng trong các bệnh quai bị, sởi, cúm,… gây ảnh hưởng đến thính giác và điếc đột ngột xuất hiện.
  • Ù tai dẫn đến điếc đột ngột một bên tai.
  • Bệnh lý ở tai ngoài, viêm tai giữa đơn thuần hay viêm tai giữa mủ hoặc các bệnh tai trong, tức là hiện tượng điếc do tổn thương thần kinh thính giác.
  • Bên cạnh đó còn có thể kể đến trong gia đình có tiền sử bị bệnh điếc, hoặc đột nhiên phải nghe âm thanh quá lớn gây áp lực cho tai
  • Nguyên nhân khác như: bệnh tự miễn, khối u thần kinh thính giác ,quá trình lão hóa khiến các dây thần kinh thính giác suy yếu, nhiễm chất độc, hút thuốc thường xuyên,….

Can thiệp điếc một bên tai

Các lựa chọn điều trị cho tình trạng mất thính lực sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, mất thính lực sẽ không thể hồi phục được.

Khi đó thết bị trợ thính có thể có ích cho bạn. Có những lựa chọn về thiết bị như:

1. Máy trợ thính đường xương:

Khi bị điếc một bên, máy trợ thính đường xương là lựa chọn hoàn hảo nhất vì không cần phẫu thuật, có thể điều chỉnh theo nhu cầu và thẩm mỹ.

Máy trợ thính đường xương

Máy trợ thính đường xương

Thiết bị này hoạt động bằng cách Micro của bộ xử lý thu nhận âm thanh xung quanh bạn rồi gửi những tín hiệu rung qua đường xương sọ từ tai kém sang tai nghe tốt hơn sau đó truyền thẳng vào tai trong

Thiết bị này còn phù hợp với những trường hợp dị dạng tai ngoài, tai giữa, không có ống tai, suy giảm thính lực dẫn truyền,…

2. Phẫu thuật cấy ghép đường xương:

Cấy ghép đường xương là một cách khác để cải thiện tình trạng điếc một bên tai.

Hệ thống cấy ghép đường xương

Hệ thống cấy ghép đường xương

Thiết bị này bao gồm 2 bộ phận :

  • Bộ xử lý âm thanh: chuyển đổi tín hiệu âm thanh mà micro thu được thành tín hiệu điện
  • Bộ phận cấy ghép bên trong: chuyển đổi tín hiệu điện thành dao động cơ học và truyền đến xương

Phương pháp này hiệu quả cao tuy nhiên không được lựa chọn nhiều vì chi phí cao hơn so với máy trợ thính đường xương, và phải phẫu thuật.

3. Máy trợ thính Cros:

Đây là một dòng máy trợ thính khác có thể hỗ trợ cho các trường hợp điếc một bên tai.

Máy trợ thính Cros

Máy trợ thính Cros

Về cơ bản, Cros bao gồm 2 bộ phận: Thiết bị truyền và thiết bị nhận âm thanh.

Thiết bị truyền sẽ thu nhận âm thanh và truyền không dây đến thiết bị trợ thính trên tai nghe bình thường của bạn. Phương pháp này sẽ giúp phát huy hiệu quả cao trong môi trường đông người.

4. Cấy ghép ốc tai điện tử:

Nghiên cứu cho thấy cấy ốc tai điện tử là phương pháp tốt nhất hiện nay có thể phục hồi khả năng nghe , định hướng âm thanh ở cả hai tai. Tuy nhiên cần thêm thời gian, thêm nhiều nghiên cứu với qui mô rộng hơn mới có thể xác định chắc chắn được hiệu quả quả ốc tai điện tử với những trường hợp điếc một bên tai.

5. Các lựa chọn điều trị khác:

Bao gồm:

  • Phẫu thuật tai hoặc cắt bỏ khối u
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
  • Steroid để giảm viêm và sưng
  • Ngừng sử dụng các loại thuốc có thể gây mất thính lực

Cuối cùng, nếu bạn gặp phải các triệu chứng khác như chóng mặt, yếu cơ mặt, mất cân bằng hoặc các triệu chứng thần kinh, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức.

Xem thêm tại đây: https://thietbitrothinh.net/diec-mot-ben-tai-nguyen-nhan-va-can-thiep/

 

 

 

Previous articleMáy đo đơn âm AD629
Next articleSỬ DỤNG MÁY TRỢ THÍNH TRONG ĐỜI SỐNG