Giải đáp các thắc mắc khi đeo máy trợ thính cho người bị nghe kém
Đeo máy trợ thính có giúp người nghe kém nghe được như bình thường được không?
Về cơ bản máy trợ thính không phải là thuốc chữa bệnh điếc. Nó chỉ là một thiết bị hỗ trợ cải thiện tình trạng nghe kém, giúp cho người bị khiếm thính nghe được những âm thanh mà họ không thể nghe được. Nếu tháo máy ra sức nghe sẽ trở về mức ban đầu.
Ngoài ra, người đeo máy trợ thính cũng có thể gặp những tình trạng như tiếng ồn nền, vang vọng,..
Tại sao khi đeo máy trợ thính giọng nói hay bị vang, vọng lại?
Sự vang, vọng được giải thích là do độ trễ của âm thanh. Khi đeo máy trợ thính thì người đeo sẽ cảm nhận được 2 nguồn âm thanh đi vào tai. Một là âm thanh tự nhiên , hai là âm thanh được khuyếch đại bởi máy trợ thính. Hai nguồn âm thanh này đến không cùng một lúc vậy nên sẽ tạo nên một hiệu ứng sinh ra tiếng vang, vọng.
Tiếng vang, vọng khi đeo máy trợ thính
Tiếng vang, vọng có thể được điều chỉnh khi chỉnh máy. Nó có thể giảm bớt đi nhưng hơi khó để làm mất hoàn toàn. Hiện nay có những công nghệ máy cao cấp hơn sẽ giải quyết được vấn đề này.
Đeo máy trợ thính thường xuyên có làm suy giảm sức nghe hoặc bị hỏng tai không?
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng máy trợ thính.
VD: Máy cơ, máy kỹ thuật số,..
Với dòng máy kỹ thuật số, sẽ được bên hãng trợ thính điều chỉnh phù hợp với thính lực đồ của từng người sau khi đo thính lực. Vì vậy, sẽ không có việc đeo máy trợ thính bị hỏng hay suy giảm thêm sức nghe.
Trừ trường hợp chỉnh máy không tốt, hoặc trường hợp chưa đo thính lực đã đeo máy.Ngoài ra đeo phải những dòng máy giả, máy kém chất lượng,..
Có cần phải đeo máy trợ thính khi chỉ hơi nghe kém (điếc nhẹ) không?
Đa số những người nghe kém nhẹ không biết mình bị nghe kém .Vì nghe kém nhẹ mất thính lực trong khoảng 20 – 40dB. Trong khi giao tiếp bình thường của chúng ta trong khỏang 40 – 60dB.
Người nghe kém mức độ nhẹ sẽ không nghe được tiếng nói thầm; trong môi trường đông người hoặc là khi có ai đó gọi đột ngột, đứng từ phía sau. Vì thế khi giao tiếp bình thường có thể không cần máy nghe. Nhưng khi đi học, hội họp, và làm việc,… muốn có hiệu quả phải đeo máy nghe.
Có cần đeo máy trợ thính ở cả 2 tai không?
Bình thường chúng ta nghe bằng 2 tai. Vậy nên nếu nghe kém 2 tai cũng nên đeo máy trợ thính cả 2 tai. Chỉ khi nghe kém 1 tai thì mới cần sử dụng một máy trợ thính.
Nên sử dụng máy trợ thính ở cả 2 tai
Đeo máy 2 tai sẽ giúp định hướng âm thanh tốt hơn, sẽ hỗ trợ được nhiều khi giao tiếp trong môi trường ồn. Ngoài ra, chất lượng âm thanh cũng sẽ được cải thiện hơn so với 1 tai.
Trường hợp chỉ đeo 1 tai thì khách vẫn có thể nghe tuy nhiên đeo tai nào sẽ tốt tai đó.
Định hướng âm thanh sẽ suy giảm nhất là trong môi trường đông người. Người sử dụng vẫn có thể phải nhìn khẩu hình miệng để giao tiếp.
Tại sao nhiều người đeo máy trợ thính vẫn không cải thiện được thính lực?
Trước khi đeo máy trợ thính, chúng ta cần phải đo thính lực. Xong sau đó mới lựa chọn được máy có công suất phù hợp. Vậy nên nếu lựa chọn máy nghe phù hợp thì thính lực sẽ luôn được cải thiện.
Tuy nhiên, mức độ cải thiện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ví dụ như:
- Mức độ nghe kém: Nếu nghe kém mức độ nặng và sâu thì mức độ cải thiện sức nghe không bằng nghe kém nhẹ và trung bình .Trường hợp nghe kém nặng sâu thì chỉ định tốt nhất là cấy ốc tai điện tử.
- Thời gian nghe kém: Với người vừa bị nghe kém sau đó đeo máy luôn sẽ quen máy và nghe rất tốt. Tuy nhiên nếu để lâu không can thiệp thì sức nghe vẫn cải thiện nhưng nghe lời nói giao tiếp sẽ không được rõ bằng.
- Đeo máy nhưng không thể hoặc không được hiệu chỉnh máy phù hợp.
- Tác động từ những bệnh khác dẫn đến tâm lý,..
Đeo máy trợ thính có hết được tiếng ù tai không?
Máy trợ thính hiện đại có thể điều chỉnh âm thanh để át đi tiếng ù tai làm người đeo máy quên đi tiếng ù tai.
Nghe kém do ù tai
- Ù tai liên quan đến thiếu hụt âm thanh trong vùng vỏ não. Khi não bị thiếu âm thanh thì việc phân tích và hiểu lời nói sẽ gặp khó khăn. Trong tình huống đó máy trợ thính được sử dụng để làm giảm chứng ù tai. Từ đó hệ thống thính giác được khôi phục, não bộ tiếp nhận đầy đủ âm thanh, sức nghe được cải thiện và tiếng ù tai sẽ tự điều chỉnh giảm đi.
- Máy trợ thính giúp người ù tai nghe được rõ các âm thanh môi trường từ đó giúp làm giảm đi cảm giác ù tai.
Xem thêm tại: https://thietbitrothinh.net/may-tro-thinh-dieu-tri-u-tai/
Ngoài đeo máy trợ thính ra thì có giải pháp hỗ trợ thính lực nào khác không?
Ngoài đeo máy trợ thính, còn phương pháp khác như là:
- Cấy điện cực ốc tai.
- Máy trợ thính đường xương
- Cấy tai giữa
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng các phương pháp trên. Cần phải đo khám và được chẩn đoán cụ thể. Bác sĩ sẽ là người chỉ định phương pháp nào phù hợp.
Tập đeo máy trợ thính trong bao lâu thì quen?
Người lần đầu tiên đeo máy trợ thính cũng giống như lần đầu tiên đeo kính vậy.Ban đầu khi chưa quen sẽ cảm thấy vướng víu, âm thanh không tự nhiên,.. nên sẽ hơi khó chịu.
Để cải thiện tình trạng này thì càng nên đeo máy được nhiều thời gian càng tốt. Vì khi chúng ta quen với âm thanh của máy thì sẽ thấy bình thường.Vì vậy phải tập đeo cho đến lúc quen coi như đó là vật bất ly thân. Thường thì những ngày đầu chỉ đeo khoảng 2 – 3 tiếng/ ngày, sau đó tăng từ từ lên. Thời gian quen máy nhanh hay chậm cũng tùy thuộc từng người. Thường thì sau khoảng 1 tháng có thể mang máy liên tục.
Một số thắc mắc khác như:
1.Tuổi thọ máy trợ thính được bao lâu?
Trung bình là từ 3 -5 năm. Tùy thuộc cách bảo quản máy và chất lượng máy.
2. Pin sử dụng được bao lâu?
Tùy từng cỡ pin và thời gian đeo máy.
- Pin 675: 3-4 tuần.
- Pin 312: 5-7 ngày.
- Pin A13: 7-10 ngày.
- Pin A10: 3- 5 ngày.
3. Đi ngủ có nên đeo máy không?
Khi đi ngủ, bạn nên tháo máy và pin ra và cất vào hộp hút ẩm. Vừa giúp tai nghỉ ngơi và tăng độ bền của máy. Tháo pin sẽ tránh hao tổn năng lượng pin.
4. Lúc đi bơi hoặc tắm có được đeo máy không?
Không nên đeo máy trợ thính khi bơi hoặc trời mưa
Máy có chỉ số IP chống thấm mồ hôi tuy nhiên vẫn là thiết bị điện tử. Vậy nên sẽ được khuyến cáo là không sử dụng khi đi bơi hoặc tắm. Vì việc này có thể làm hỏng mạch của máy.
5. Bật, tắt máy trợ thính ở chỗ nào?
Để bật máy trợ thính, đóng cửa ngăn pin lại. Để tắt máy trợ thính, mở cửa ngăn pin ra. Không cần thiết phải tháo hẳn pin ra, vì cũng không ảnh hưởng gì .
6. Làm sao để biết được pin lắp đúng hay chưa?
Pin của máy trợ thính có hai cực là âm và dương. Thông thường, ở cửa pin sẽ có biểu tượng dấu “+” màu đỏ cho biết rằng cực dương sẽ hướng lên.. Khi lắp đúng thì pin sẽ nằm gọn bên trong máy, không bị kênh và khi đóng vào sẽ vừa khít ngăn pin với thân máy.
Pin có cực âm, cực dương để phân biệt
Chú ý: Khi lắp pin đúng thì đóng cửa pin sẽ rất dễ, nếu lắp ngược sẽ khó đóng. Khi đó tránh việc cố tình đóng. Vì rất dễ bị cong chân pin hoặc gãy ngăn
7. Các nút trên thân máy có tác dụng gì?
Thường sẽ là các nút tăng, giảm âm lượng; chuyển chương trình để điều khiển theo mong muốn.
8. Làm sao để phân biệt máy tai Trái và tai Phải?
Máy trợ thính của bạn sẽ được đánh dấu màu đỏ và màu xanh. Màu đỏ luôn dành cho tai bên phải. Màu xanh sẽ dành cho tai bên trái.
Màu đỏ là tai Phải – Màu xanh là tai Trái
Hoặc sẽ có ký hiệu. Chữ “R” (nghĩa là right) là tai Phải. Chữ “L” (nghĩa là left) là tai Trái.
9. Ống nhựa ngắn trong suốt trên máy trợ thính trong tai là gì?
Ống nhựa là bộ phận kết nối giữa máy trợ thính và núm tai. Máy khi thu âm thanh sẽ truyền qua ống và đưa vào tai. Ống này định kỳ nên thay khoảng 3-6th một lần.
10. Vệ sinh máy trợ thính tại nhà như thế nào?
Sử dụng tăm bông , khăn sạch và cồn 90 độ để vệ sinh. Những chỗ cần được chú ý như: Thân máy, đầu máy, ngăn pin. Dùng tăm bông chấm cồn lau sạch sau đó để máy vào hộp hút ẩm. Máy nên được vệ sinh hàng ngày.
Định kỳ 2-3th nên đưa máy lên hãng để được bảo dưỡng, chăm sóc.
Tham khảo hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy trợ thính để biết rõ chi tiết.
11. Đeo máy trợ thính có gây khó khăn cho việc đeo kính không?
Không ảnh hưởng gì, rất nhiều người vừa đeo máy trợ thính và kính cùng lúc. Hãy đảm bảo sử dụng hai tay khi bạn tháo kính ra, mỗi bên thái dương một tay, và kéo mắt kính thẳng về phía trước.
Đeo máy trợ thính và đeo kính cùng lúc không gây ảnh hưởng gì
Tránh kéo mắt kính ra mạnh bằng một tay – Điều này sẽ làm cho máy trợ thính bên phía bên kia bị rơi ra.
12. Máy trợ thính thỉnh thoảng phát ra tiếng hú khi đang đeo. Điều đó có bình thường không?
Có thể nghe thấy tiếng hú khi đặt máy trợ thính vào trong tai. Nguyên nhân gây ra tiếng hú có thể do: Núm tai bị lỏng hoặc rách; núm tai bị đặt sai vị trí; tần số cao bị nghe kém sâu. Lúc đó hãy liên hệ với trung tâm trợ thính để được hướng dẫn.
13. Tại sao máy trợ thính không lên tín hiệu?
Máy không lên tín hiệu có thể do: Hết pin, hỏng mạch hoặc dị vật bít tắc máy. Khi đó bạn cần:
- Thay pin mới
- Kiểm tra xem có ráy tai hoặc bụi bẩn ở phần đầu máy hoặc núm tai hay không.
- Nếu máy trợ thính của bạn có nút điều chỉnh âm lượng, hãy đảm bảo nút âm lượng đã được vặn lên.
14. Máy phát ra tiếng bíp, điều đó có ý nghĩa gì?
Tiếng bíp có thể có nhiều ý nghĩa: báo hiệu sắp hết pin, chuyển chương trình,… Nếu bạn không rõ về ý nghĩa của các tiếng bíp, hãy liên hệ với bên trợ thính đễ được hỗ trợ thông tin. Hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy trợ thính.
15. Đeo máy trợ thính có thể giúp nghe nhạc ,xem tivi, nghe điện thoại như bình thường không?
Sẽ khó khăn hơn nếu như bạn muốn nghe nhạc, xem tivi hoặc nghe điện thoại. Vì khi đó ngôn ngữ bị thu qua một thiết bị khác và được xử lý qua máy trợ thính nữa nên giọng nói sẽ không thật.
Có 2 cách giúp hỗ trợ tốt hơn:
- Bạn có thể mua phụ kiện kết nối giữa máy trợ thính với thiết bị điện tử trong nhà.
Kết nối trực tiếp tới điện thoại giúp nghe rõ ràng hơn
- Hiện nay trên thị trường có những dòng máy trợ thính kỹ thuật số có thể kết nối trực tiếp với điện thoại, ipad, ipod,.. Với tính năng này có thể giúp nghe điện thoại, nghe nhạc hoặc xem tivi trực tuyến. Âm thanh sẽ được truyền trực tiếp đến máy trợ thính giúp việc nghe tốt hơn rất nhiều.
Xem thêm tại https://suygiamthinhluc.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/deo-may-tro-thinh-co-khoi-diec-tai-khong.html