CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

Máy trợ thính là thiết bị hỗ trợ cho chúng ta nghe rõ hơn, tốt hơn. Chăm sóc và bảo quản máy trợ thính là việc cần làm hằng ngày; để đảm bảo máy luôn bền và tránh hư hỏng không đáng có. Khi mua máy trợ thính bạn đều hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản máy. Bài viết này sẽ bổ sung thêm cho bạn các thông tin hữu ích trong việc chăm sóc; sử dụng và bảo quản thiết bị máy trợ thính.

 

I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

 

  • Chăm sóc và bảo quản máy trợ thính giúp cho máy của bạn luôn bền, đẹp.
  • Máy luôn vận hành tốt, không bị ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
  • Giúp cho bạn khi đeo máy lên sẽ cảm thấy dễ chịu, sạch sẽ và tự tin hơn.
  • Tiết kiệm chi phí, tiền bạc vì bảo quản tốt giúp tăng tuổi thọ của máy

II. DỤNG CỤ CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

  • Máy sấy – Hộp hút ẩm
  • Viên hút ẩm
  • Khăn chuyên dụng dành cho máy (khăn khô)
  • Cồn 90 độ
  • Tăm bông nhỏ
  • Bóng bóp cao su

 

CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

BỘ DỤNG CỤ VỆ SINH MÁY TRỢ THÍNH

 

III. CÁC BƯỚC CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

  1. Vệ sinh máy là bước đầu tiên trong chăm sóc và bảo quản máy trợ thính

a. Vệ sinh thân máy

  • Bạn có thể sử dụng chiếc khăn nhỏ, hoặc khăn chuyên dụng vệ sinh phần thân máy. Chú ý nên sử dụng khăn khô.
  • Mở ngăn pin, dùng tăm bông chấm chút cồn 90o vệ sinh phía bên trong của máy. Bước này giúp bạn dễ dàng vệ sinh đối với những máy bị ô xy hóa, han gỉ.

b. Vệ sinh núm tai.

  • Đối với những máy có núm tai bằng silicol: Bạn nên kiểm tra và vệ sinh núm tai hằng ngày. Cách tốt nhất là bạn có thể dùng khăn sạch có độ ẩm lau chùi phía ngoài của núm. Nếu trong ống của núm tai có ráy tai, bạn nên sử dụng cây lấy ráy tai để vệ sinh. Hằng tuần ngâm núm tai trong dung dịch nước muối sinh lý 9 ‰ khoảng 10-15 phút. Sau khi ngâm phải lau khô. Dùng quả bóng xịt chuyên dụng để loại bỏ hết nước bên trong. Nếu bạn làm tốt bước này thì khi đeo máy sẽ cảm thấy dễ chịu. Không có vật gây cản trở âm thanh từ máy truyền vào.
  • Đối với những máy loa trong tai: Bạn nên kiểm tra phần núm mềm xem có bị vướng ráy tai vào không. Núm này cũng nên vệ sinh bằng khăn mềm có độ ẩm để loại bỏ cái bẩn bên ngoài. Phần đầu của receiver thường có lớp màng ngăn ráy tai. Bạn cũng nên thay định kỳ mỗi 3 tháng.
  • Đối với dòng máy trong ống tai: Cũng làm tương tự như dòng máy loa trong tai.

 

CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

Hộp hút ẩm và máy sấy điện

 

 

  1. Sấy máy & hút ẩm bước quan trọng trong chăm sóc và bảo quản máy trợ thính.

Bước này tôi có 2 cách, do một số bạn chỉ có hộp hút ẩm không có máy sấy. Dù làm theo  cách nào thì mục đích đều giúp cho máy của mình bền hơn, tốt hơn.

a. Cách thứ 1: Sử dụng máy sấy:

  • Sau khi đã làm xong các bước vệ sinh máy và núm tai.
  • Chúng ta đặt máy vào trong máy sấy, lưu ý là bỏ pin ra ngoài, không sấy chung với máy.
  • Bật máy sấy ở chế độ ON hoặc thông thường máy sẽ báo đèn.
  • Sấy máy trong thời gian bao lâu? Một số máy sấy khi sấy đủ thời gian máy sẽ tự ngắt, thường khoảng 2-3 tiếng. Còn đối với các loại tủ sấy có loại được cài đặt sẵn thời gian; hoặc cài đồng hồ đo độ. Bạn nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo tính an toàn.

 

b. Cách thứ 2: Sử dụng hút ẩm

Cách này đơn giản hơn, sau khi bạn đã vệ sinh toàn bộ máy và núm tai sạch sẽ rồi. Bạn chỉ cần đặt máy vào hộp hút ẩm và đậy nắp kín lại. Hộp hút ẩm đảm bảo đủ các tiêu chuẩn như sau:

  • Hộp phải khô ráo sạch sẽ, độ rộng vừa phải để hút ẩm có nhiều tác dụng hơn.
  • Bên trong có thể sử dụng hút ẩm hạt, hoặc hút ẩm dạng viên.
  • Kiểm tra hạn của hút ẩm và thay định kỳ để đảm bảo an toàn cho máy.
  • Để hộp hút ẩm ở nơi cao ráo, an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

 

IV. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

  1. Những điều nên làm:
  • Trước khi sử dụng cần phải kiểm tra xem đã có pin hay chưa.
  • Test máy nhanh xem có hoạt động hay không bằng cách: Đặt máy trợ thính trong lòng bàn tay rồi chụp tay lại. Sau đó nghe xem máy có phát ra tiếng kêu hay không.
  • Đối với trẻ nhỏ: Sau khi đeo máy lên tai cần làm thêm bước kiểm tra các âm ling.

Xem thêm cách kiểm tra âm ling tại đây: https://ngonngutrilieu.com/nhan-biet-6-am-ling-trong-tri-lieu-ngon-ngu/

  • Khi không có nhu cầu sử dụng cần vệ sinh, sấy máy, hút ẩm cho máy.
  • Nên định kỳ đến trung tâm mua máy để kiểm tra, bảo dưỡng máy.

 

 

  1. Những điều không nên làm cần phải lưu ý.
  • Không để máy gần nơi khói bụi, gần chỗ tiếp xúc với vật liệu dễ cháy nổ.
  • Không để máy rơi, va đập mạnh hoặc ngâm trong nước.
  • Tránh cho máy tiếp xúc với các vật nuôi trong nhà vd: chó, mèo…
  • Không nên dùng máy sấy tóc để sấy máy
  • Không dùng keo để gắn bất kỳ linh kiện nào của máy.

Chăm sóc máy trợ thính đúng cách sẽ tăng đáng kể tuổi thọ của máy.

Xem thêm bài viết tại trang chủ.

Previous articleỐC TAI ĐIỆN TỬ – TỔNG QUAN VÀ QUY TRÌNH
Next articleMÁY TRỢ THÍNH HAY ỐC TAI ĐIỆN TỬ?