Site icon Thiết bị trợ thính

HIỆU QUẢ SAU CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử là gì? Trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ ra sao?

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử là gì? Trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ ra sao?

Trước hay sau khi cấy ốc tai điện tử, cha mẹ sẽ luôn đặt ra câu hỏi và thắc mắc liệu rằng  sau khi cấy ốc tai điện tử thì hiệu quả sẽ như thế nào? Nếu so với không cấy mà đeo máy trợ thính thì sẽ ra sao?

Đánh giá hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia thính học. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể nắm bắt trước những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sau khi cấy ốc tai điện tử để hỗ trợ và giúp bé đạt được kết quả tốt nhất có thể.

I. KỲ VỌNG VỀ HIỆU QUẢ SAU CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

Có nhiều mức độ ngôn ngữ nói khác nhau mà một đứa trẻ có thể đạt được sau cấy. Mặc dù trẻ sau cấy có thể phát hiện âm thanh riêng nhưng điều này không có nghĩa là trẻ sẽ phát triển các kỹ năng cần thiết để hiểu ngôn ngữ nói để học theo.

Học nghe và nói là một quá trình tuần tự. Đạt được mục tiêu này sẽ đến mục tiêu khác. Sự tiến bộ của trẻ đòi hỏi sự đào tạo bởi các nhà trị liệu; gia đình; giáo viên, những người hiểu cách vận hành các kỹ năng này.

Sự kỳ vọng về hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử được đặt ra

Sự kỳ vọng được đặt ra đó là trẻ sẽ giao tiếp và hòa nhập được với cộng đồng.

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SAU KHI CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

Hiệu quả sau khi cấy ốc tai điện tử (nghe, nói và sử dụng ngôn ngữ) có liên quan đến nhiều yếu tố và sự tương tác của chúng với nhau. Việc này nên được xem xét đặt ra những kỳ vọng thực tế cho sự phát triển của từng trẻ.

1. Các yếu tố liên quan đến trẻ

Độ tuổi vàng để can thiệp : Từ 1-3 tuổi

Ngôn ngữ nói sẽ được phát triển tốt nhất với những trẻ được cấy ghép trong độ tuổi trên. Giai đoạn ngôn ngữ đang phát triển và não bộ dễ làm chủ ngôn ngữ nhất.

Nếu trẻ cấy ghép sau giai đoạn này (và không được tiếp cận với âm thanh trong những năm đầu đời), mặc dù trẻ vẫn sẽ nghe được như bình thường, nhưng sự chậm trễ về thời điểm cấy ghép sẽ gây nhiều khó khăn trong việc dạy và phục hồi ngôn ngữ. Vì trẻ sẽ hình thành thói quen giao tiếp theo ký hiệu.

Nói như vây không có nghĩa là hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử sẽ không có. Điều này sẽ giúp cha mẹ tiên lượng về sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ sau này.

Khoảng thời gian trẻ bị điếc đến thời điểm cấy ốc tai càng ngắn, thì trẻ càng dễ phát triển ngôn ngữ nói. Vì khoảng thời gian dây thần kinh thính giác không được kích thích càng ít thì tính linh hoạt để tiếp nhận thông tin mới thông qua cấy ốc tai càng lớn.

Vì vậy, cha mẹ cần phải hiểu tầm quan trọng của việc đeo máy trợ thính trước khi cấy để kích thích thần kinh thính giác càng sớm càng tốt như thế nào. Nhất là khi chưa đủ kinh tế để phẫu thuật trong giai đoạn tuổi vàng.

Kể cả khi trẻ chưa nghe được, thì cha mẹ nên hình thành thói quen giao tiếp với trẻ ( ngôn ngữ nói và ký hiệu). Điều này sẽ giúp trẻ mường tượng về sự vật sự việc. Sự chậm trễ ngôn ngữ có thể được giảm thiểu.

Tập làm quen với ngôn ngữ

Tất nhiên không được quá lạm dụng ký hiệu để giao tiếp. Vì điều này sẽ gây khó khăn trong việc phục hồi ngôn ngữ theo con đường thính giác – lời nói.

Trường hợp điếc sau ngôn ngữ hoặc trẻ đã được nghe với máy trợ thính trước khi cấy, thường sẽ đạt được kết quả nghe nói tốt hơn. Điều này do những trải nghiệm đó đã tạo ra ký ức trên con đường thính giác của não.

Trẻ được cấy mà chưa học ngôn ngữ, chưa có kinh nghiệm nghe sẽ bị hạn chế. Cần nhiều thời gian và phương pháp tiếp cận chiến lược hơn để kích thích phát triển ngôn ngữ nói.

Hiệu quả sau khi cấy ốc tai điện tử ở những trẻ này thường sẽ không bằng trẻ đã có tiếp xúc với âm thanh và ngôn ngữ trước cấy trong cùng một thời gian phát triển.

Mất thính lực do những nguyên nhân khác nhau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sau khi cấy ốc tai điện tử.

VD: Nghe kém do bệnh lý có thể ảnh hưởng đến giải phẫu của ốc tai. Điều này có thể gây trở ngại cho việc luồn các điện cực khi phẫu thuật. Hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử sẽ bị ảnh hưởng.

Điều này có thể được dự đoán trước cấy thông qua kết quả chụp phim CT và MRI tai. Do vậy việc đánh giá chẩn đoán trước khi cấy ốc tai điện tử rất quan trọng.

– Các trẻ đa tật đang được cấy ốc tai điện tử ngày càng nhiều hơn. Và qua đó sẽ biết được tật mà trẻ mắc phải có thể ảnh hưởng đến kết quả sau khi cấy ốc tai điện tử.

VD:  Trẻ khiếm khuyết về thể chất (chậm vận động,…) vẫn có thể phát triển về ngôn ngữ tương tự như các bạn cùng lứa cấy ốc tai điện tử mà không bị kèm tật.

– Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn nếu trẻ bị tật về nhận thức; xử lý ngôn ngữ hoặc giao tiếp xã hội phức tạp khác. VD: Tật tự kỷ, tăng động giảm chú ý,..

Trẻ kèm theo tật khác sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ sau cấy

Những điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả phát triển ngôn ngữ nói sau này. Thậm chí trẻ có thể nghe rất tốt nhưng hoàn toàn không giao tiếp gì.

– Một số bệnh lý khác như: Bại não; cơ quan cấu âm yếu; hội chứng Wardenburg; hội chứng Down…

Đôi khi cha mẹ đã biết và vẫn chấp nhận cấy ghép cho trẻ với những tật đã biết. Tuy nhiên có một số trẻ bị tật nhưng chưa rõ ràng; và được cấy ghép ở độ tuổi trước khi các tật trở nên rõ ràng hơn . VD: Rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật học tập.

Việc dự đoán khi nào các tật có thể xuất hiện và sẽ ảnh hưởng ra sao đến hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử là rất khó. Điều quan trọng là phải theo sát trẻ và phát hiện sớm. Thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho phương pháp và chiến lược hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

Một số trẻ thích học theo hướng thính giác. Tuy nhiên có những trẻ lại học theo trực quan (hình ảnh).

– Trẻ học trực quan có thể hiểu được ý nghĩa âm thanh thông qua việc sử dụng hình ảnh. VD: Thông qua sách, video hoặc sơ đồ.

– Trẻ học thính giác có thể hiểu được ý nghĩa âm thanh thông qua chiến lược nhấn mạnh vào thính giác. VD: lặp lại các thông điệp, nghe âm thanh.

Vì vậy cách học của trẻ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử. Cũng như lựa chọn chiến lược được sử dụng để đạt được kết quả tối ưu.

Mỗi trẻ có một tính cách khác biệt có thể ảnh hưởng đến cách chúng thích ứng với ốc tai điện tử.

Trẻ năng nổ tham gia các hoạt động sẽ giúp phát triển ngôn ngữ tốt hơn

Nếu trẻ nhút nhát; không thích tham gia các hoạt động thì sẽ làm sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp chậm đi.

Ngược lại với những trẻ năng nổ, thích giao tiếp sẽ đem lại kết quả tốt hơn.

2, Các yếu tố xung quanh trẻ

Gia đình là yếu tố rất quan trong trong hành trình tìm lại ngôn ngữ cho trẻ.

Gia đình là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử

Trẻ em sẽ phát triển tốt nhất nếu có sự tham gia và hỗ trợ mạnh mẽ từ gia đình. Giáo viên trị liệu chỉ là người đưa ra chiến lược, hướng dẫn trẻ và cha mẹ. Vì vậy nếu phụ huynh có thể day con và biết cách tạo nên môi trường học tập lồng ghép vào sinh hoạt thường ngày sẽ có tác động tích cực đến kết quả.

Trẻ em cấy ốc tai điện tử có thể ở trong môi trường giáo dục đa dạng bằng nhiều phương pháp giao tiếp khác nhau. Bất kể sử dụng phương pháp nào, thành công với cấy ghép sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng ngôn ngữ nói cho mỗi trẻ.

Là những người trực tiếp ở cạnh con, bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất cho sự tiến bộ của con trong quá trình này.

3, Các yếu tố từ công nghệ

Hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử có thể khác nhau tùy thuộc vào các công nghệ mà đứa trẻ đang sử dụng. Trẻ em được cấy ghép với công nghệ mới hơn có thể sẽ có nhiều cơ hội tiềm năng hơn so với các công nghệ trước đó.

 

Công nghệ về thiết bị cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng

VD: Bộ xử lý âm thanh trên thị trường hiện nay có thể có tới 4 micro; trong khi thiết bị cũ chỉ có 1 hoặc 2 micro.

Sự thích nghi với âm thanh là điều rất quan trọng. Để làm được điều này, thì trẻ cần được chỉnh máy với những chương trình phù hợp mới có thể đem lại kết quả tối ưu.

Điều này cần được theo dõi và tiếp tục cập nhật mới nếu trẻ cần thay đổi để thích ứng với môi trường. Đòi hỏi sự theo dõi liên tục hàng ngày tại nhà và ở trường với sự kết hợp giữa gia đình; nhà trường và chuyên gia chỉnh máy.

Số lượng trẻ em được cấy ốc tai điện tử tai bên ngày càng tăng. Các lợi ích ngôn ngữ sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân của mỗi đứa trẻ. Trẻ được cấy hai bên có ảnh hưởng tích cực đến việc tăng cường hiệu suất nghe và định hướng âm thanh.

Sau khi cấy, trẻ cần luôn luôn sử dụng thiết bị nếu muốn thấy sự tiến bộ liên tục . Qua một thời gian mà không có kích thích từ bộ cấy; kỹ năng của trẻ có thể không được tiến triển như dự kiến.

Tổng kết lại:

Hiệu quả sau cấy ốc tai điện tử có thể không dự đoán chính xác được. Tuy nhiên trẻ sẽ có sự phát triển và đạt được kết quả ngôn ngữ nói tốt hơn nếu:

Xem thêm tại https://www.hopkinsallchildrens.org/Services/Rehabilitation/Audiology/Cochlear-Implant-Program

hoặc https://thietbitrothinh.net/?p=2028&preview=true

Exit mobile version