Site icon Thiết bị trợ thính

CÁC PHÉP ĐO THÍNH LỰC

THÍNH LỰC ĐỒ LÀ GÌ?

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO THÍNH LỰC

Nghe và nói là những chức năng quan trọng trong cuộc sống, giúp con người giao tiếp, trao đổi thông tin một cách trực tiếp. Trong đó, nghe là tiền đề, nghe tốt sẽ giúp cho kỹ năng nói được hoàn thiện. Ở người phát triển ngôn ngữ nhờ nghe mà phân biệt các âm có ý nghĩa của tiếng nói với tiếng ồn của môi trường xung quanh. Khi khả năng nghe không được tốt thì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nói mà còn gây hậu quả nặng nề hơn, có thể làm thay đổi cả tính nết, trí tuệ của người đó, đặc biệt là trẻ em.Việc đo thính lực sẽ giúp bạn nắm chính xác về khả năng nghe của mình. Để đánh giá chính xác sẽ cần dùng nhiều phép đo thính lực khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các phép đo thính lực cơ bản.

I CÁC PHÉP ĐO THÍNH LỰC

1 PHÉP ĐO NHĨ LƯỢNG

Đo nhĩ lượng là phép đo kiểm tra độ thông thuận, áp suất, độ dốc và thể tích ống tai nhằm xác định tình trạng của hệ thống tai giữa giúp đánh giá độ nhạy và hoạt động của chuỗi xương con, kiểm tra độ thông của vòi nhĩ, đánh giá được tình trạng màng nhĩ.

kết quả phép đo nhĩ lượng

2,PHÉP ĐO PHẢN XẠ CƠ BÀN ĐẠP

Đây là phép đo thử phản xạ của cơ xương bàn đạp ở tai giữa với âm thanh lớn. Đó là hoạt động phản xạ để làm giảm âm thanh lớn trước khi đến ốc tai hoặc tai trong.

Sự có hoặc không của phản xạ cơ bàn đạp là rất quan trọng trong việc chẩn đoán. Giúp chẩn đoán và phân biệt các rối loạn ngoại biên và trung tâm của hệ thống thích giác. Ví dụ như u tiền đình và rối loạn thần kinh mặt.

kết quả phép đo phản xạ bàn đạp

3,PHÉP ĐO OAE

  • Đo Âm phát ốc tai OtoAcoustic Emission (OAE)
  • Đánh giá chức năng tế bào lông ngoài của ốc tai, sàng lọc khiếm thính (phát hiện điếc) ở trẻ sơ sinh. Phép đo thính lực này có thể phát hiện tắc nghẽn trong ống tai ngoài, cũng như xuất hiện dịch trong tai giữa và hư hại đến tế bào lông trong ốc tai.

kết quả phép đo OAE

4.Đo thính lực đơn âm (PTA)
  • Mục đích xác định mức âm thanh nhỏ nhất mà một người có thể nghe được, dọc theo các tần số từ thấp đến cao.
  • Trong suốt phép đo thính lực này, bệnh nhân phải đeo tai nghe hoặc ống nghe để thu được những thông tin ở từng tai.

    5.PHÉP ĐO ABR

  • Điện thính giác thân não (auditory brainstem response- ABR)
  • ABR là phương pháp đo điện sinh lý (electrophysiology).
  • Mục tiêu:

– Đánh giá tình trạng của ốc tai (ước lượng ngưỡng nghe của trẻ).

– Xác định bệnh lý dẫn truyền thần kinh thính giác.

6.PHÉP ĐO ASSR

Đây là phép đo thính lực khách quan dùng để đánh giá khả năng nghe ở trẻ quá nhỏ so với kiểm tra thính lực truyền thống.

Mời bạn đọc xem thêm thông tin hữu ích khác tại trang chủ của chúng tôi.
Exit mobile version